CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ: CƠ SỞ PHÁP LÝ, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

  • Lê Lan Anh Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Từ khóa: biện pháp chống bán phá giá, Hoa Kỳ, cam kết về giá, thỏa thuận đình chỉ, thuế chống bán phá giá

Tóm tắt

Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống pháp luật bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ nói riêng cũng như luật thương mại Hoa Kỳ nói chung. Mục tiêu chính của các biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ là nhằm đối phó với các hành động bán phá giá hàng hóa của các nhà xuất khẩu nước ngoài trên thị trường Hoa Kỳ và bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Mục tiêu của bài báo là phân tích các vấn đề hiện tại của các biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ để đánh giá tính khả thi của chúng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong ba biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ, cam kết về giá (thỏa thuận đình chỉ) là một phương án khả thi để các bên chấm dứt điều tra chống bán phá giá ở giai đoạn điều tra sơ bộ; tuy nhiên trên thực tế nó ít được áp dụng hơn so với các biện pháp khác; thay vào đó, thuế chống bán phá giá là biện pháp chủ yếu được sử dụng. Điều này khiến cho các biện pháp chống bán phá giá có nhiều khả năng trở thành một biện pháp thuế quan hơn là một biện pháp phi thuế quan.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-06-30
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU