ĐƯỜNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU CẢM XÚC TRONG DIỄN NGÔN VĂN HỌC – ÁP DỤNG PHÂN TÍCH CẢM XÚC TRONG TIỂU THUYẾT KẺ XA LẠ VÀ DỊCH HẠCH CỦA NHÀ VĂN ALBERT CAMUS

  • Lê Thị Phương Lan Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Từ khóa: phương tiện biểu đạt tình cảm và cảm xúc, tình cảm phi lý, tình cảm phản kháng, Kẻ xa lạ, Dịch hạch, Albert Camus

Tóm tắt

Bài báo này chỉ ra nghiên cứu cảm xúc trong tác phẩm văn học là sự giao thoa của nghiên cứu diễn ngôn trong văn học và trong ngôn ngữ học. Chúng tôi dựa trên đặc trưng của thể loại, phong cách của nhà văn, triết lý của tác phẩm để hiểu cảm xúc được thể hiện bởi người kể và nhân vật. Từ đó xác định các phương tiện biểu đạt cảm xúc được sử dụng trong tác phẩm. Trong phần lý thuyết, chúng tôi trình bày các hướng nghiên cứu cảm xúc trong diễn ngôn, đặc trưng của diễn ngôn tiểu thuyết, đồng thời làm rõ nội hàm hai khái niệm: ethospathos. Từ lý thuyết đó, chúng tôi tìm hiểu các cảm xúc cấu thành nên tình cảm phi lý trong Người xa lạ và tình cảm phản kháng trong Dịch hạch cũng như xác định các phương tiện biểu đạt hai loại tình cảm nêu trên. Việc đối chiếu các phương tiện biểu đạt cảm xúc trong hai tác phẩm cho phép chúng tôi hiểu hơn về thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn Albert Camus trong hai thời kì sáng tác mà ông gọi là “Thời kỳ phi lý” và “Thời kỳ nổi loạn”.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-04-30
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU