TÁC ĐỘNG DỘI NGƯỢC CỦA BÀI THI HẾT HỌC PHẦN LÊN NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN TẠI MỘT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

  • Đinh Minh Thu

Tóm tắt

Có nhiều nghiên cứu về tác động dội ngược vào lớp học của các bài thi có tính quyết định cao. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu chú ý tới tác động dội ngược này của các bài thi cuối khóa (EAT) dù các bài thi này có ý nghĩa thực tiễn cao, ví dụ như thông báo và nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên ngay trong chương trình học tại một cơ sở giáo dục cụ thể (El-Kafafi, 2012; Antineskul & Sheveleva, 2015). Mục đích của bài viết này là nghiên cứu tác động dội ngược của một bài thi cuối khóa (EAT) lên nhận thức của giáo viên về mục tiêu của khóa học và tài liệu giảng dạy trong lớp học. Khóa học này có ý nghĩa tương đối quan trọng, như là bước đệm cho sinh viên bước vào bài thi PET đo chuẩn đầu ra chính thức trình độ B1 tại môt trường đại học ở Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cấu trúc bài thi EAT dựa trên bài thi PET. Công cụ nghiên cứu là phỏng vấn bốn giáo viên cùng giảng dạy khóa học này. Mỗi giáo viên được phỏng vấn hai lần để tác giả có thể ghi lại sự tiến triển nhận thức trong quá trình giảng dạy. Kết quả nghiên cứu chỉ ra bài thi tác động mạnh mẽ tới nhận thức của giáo viên về mục tiêu và nội dung giảng dạy. Hai kết quả nổi bật là: (1) tất cả các giáo viên đều đồng ý rằng mục đích khóa học phục vụ định hướng thi cử hết khóa và cả bài thi PET, đặc biệt về dạng bài thi và nguồn ngôn ngữ, (2) giáo viên nên tuân thủ chặt chẽ giáo trình. Có sự lệch pha giữa mục đích nâng cao năng lực giao tiếp của người học với nhận thức thực tế của giáo viên về việc học để thi. Sự khác biệt về kiến thức, kinh nghiệm nền tảng của các giáo viên dẫn đến sự khác biệt về nhận thức. Kết quả nghiên cứu phục vụ như nguồn tham khảo cho các độc giả trong và ngoài bối cảnh nghiên cứu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-15
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU