ĐÁNH GIÁ BẢN DỊCH “NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU CỦA HUCKLEBERRY FINN - CHƯƠNG XX” THEO MÔ HÌNH CỦA HOUSE

  • Hoàng Thị Diễm Hằng

Tóm tắt

Để tiếp cận được các tác phẩm văn học nổi tiếng trên thế giới, phần lớn bạn đọc tìm đến các ấn phẩm được dịch sang tiếng mẹ đẻ. Vì thế, chất lượng của văn bản dịch là điều ngày càng được quan tâm. Với mong muốn độc giả được tận hưởng một câu chuyện sát với văn bản gốc, truyền tải tốt nhất thông điệp của tác giả, nhiều nhà nghiên cứu dịch thuật tập trung vào đề tài đánh giá chất lượng bản dịch. Bài báo này đi sâu vào phân tích, đánh giá bản dịch “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” - chương XX của dịch giả Xuân Oanh vận dụng mô hình đánh giá bản dịch của House. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù còn tồn tại một số lỗi sai về ngôn ngữ, bản dịch đã truyền tải được phần lớn nội dung văn bản gốc, tuy nhiên, tinh thần của tác phẩm gốc phần nào bị mất đi khi bản dịch không thể tái hiện được những đặc điểm phương ngữ của nhiều vùng, ngôn ngữ đặc trưng của người nô lệ Mĩ gốc Phi vốn là nhân tố quan trọng góp phần vào thành công vang dội của tác phẩm này. Trên nền tảng của các kết luận tìm được, bài báo đưa ra một số gợi ý để nâng cao chất lượng các bản dịch văn học.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-04-11
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU