NĂNG LỰC GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA DỰA TRÊN BẢN CHẤT KIẾN TẠO XÃ HỘI CỦA BẢN SẮC RIÊNG VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO GIÁO DỤC NGOẠI NGỮ

  • Nguyễn Hòa

Tóm tắt

Bài viết này xem xét giao tiếp văn hóa (IC) dựa trên bản chất kiến tạo xã hội của bản sắc riêng (identity), và đưa ra khung nghiên cứu mang tính ngôn ngữ học. Đường hướng kiến tạo xã hội quan niệm rằng tri thức và thực  tiễn xã hội được tạo ra trong quá trình tương tác xã hội, và rằng giao tiếp nói chung có hai mục đích, không chỉ kiến tạo thế giới xã hội mà còn  tạo ra bản sắc. Tuy nhiên, bản sắc không chỉ là một sản phẩm được tạo ra trong quá trình tương tác xã hội, mà nó còn là một phần của mục đích giao tiếp. Bài viết đề xuất một khung nghiên cứu dựa trên lý thuyết dụng học do việc xác định khung nghiên cứu chặt chẽ cho các lĩnh vực nghiên cứu liên ngành như giao tiếp liên văn hóa thực sự là một thách thức. Với quan niệm rằng giáo dục ngoại ngữ về bản chất là phát triển năng lực giao tiếp liên văn hóa (ICC), bài viết đã nêu ra một số gợi ý nhằm phát triển năng lực này. 
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-04-11
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU