Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài dù đã hết thời hiệu yêu cầu tại Hoa Kỳ: Nhìn từ thực tiễn xét xử vụ Seetransport Wiking V. Navimpex Centrala

  • Lê Nguyễn Gia Thiện

Tóm tắt

Trong hầu hết các trường hợp, phán quyết trọng tài sau khi được hội đồng trong tài thông qua sẽ được các bên thi hành một cách tự nguyện. Nếu bên phải thi hành không thực hiện nghĩa vụ của mình theo phán quyết trọng tài thì bên được thi hành có quyền mang phán quyết này đến tòa án của một quốc gia khác để yêu cầu công nhận và cho thi hành. Tòa án quốc gia nơi được yêu cầu, sau khi xem xét nội dung của phán quyết cũng như các chứng cứ kèm theo, có thể công nhận và cho thi hành phán quyết này, miễn là phán quyết không vượt quá thời hiệu theo pháp luật của nơi công nhận. Tuy nhiên, theo pháp luật Hoa Kỳ, bên được thi hành có thêm một tố quyền nữa, gọi là quyền yêu cầu "công nhận kép". Đối với quyền công nhận kép này, bên được thi hành trước hết sẽ yêu cầu tòa án nơi phán quyết trọng tài được ban hành công nhận hiệu lực của phán quyết, sau đó mới mang quyết định công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài sang tòa án của một quốc gia khác để cậy nhờ tòa án quốc gia này công nhận và cho thi hành quyết định của tòa án. Vụ việc Seetransport v. Navimpex vốn được xem là điển hình về vấn đề công nhận kép là ví dụ cụ thể và sinh động nhất của pháp luật Hoa Kỳ về vấn đề này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-04-09
Chuyên mục
BÀI BÁO