Tính thích hợp của chất lượng thông tin báo cáo tài chính - Cơ sở lý luận và thực trạng trong các doanh nghiệp tại Việt Nam

  • Phạm Quốc Thuần

Tóm tắt

Chất lượng thông tin (CLTT) Báo cáo tài chính (BCTC) là một chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán (KT) (Céline Michailesco, 2010). Phạm (2016) đã tiến hành tổng hợp các nghiên cứu về CLTT BCTC trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến 2016, kết quả cho thấy các thuộc tính đánh giá CLTT BCTC khá đa dạng, tổng cộng đã có đến 15 thuộc tính được xác định. Nghiên cứu của Phạm (2016) cũng cho thấy các nghiên cứu trong mọi giai đoạn đều xem các thuộc tính đánh giá CLTT, được công bố bởi các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp như Hiệp hội kế toán Hoa kỳ (AAA), Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB); Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB),… là nền tảng lý thuyết vững chắc. Bên cạnh sự đa dạng, nghiên cứu về CLTT BCTC vẫn có những điểm chung, trong đó nổi bật là tính Thích hợp (Relevance) luôn được các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp xem là thành phần chất lượng cơ bản của thông tin trên BCTC.

Gần đây, khuôn mẫu các khái niệm cho BCTC được FASB & IASB ban hành chính thức vào năm 2010 (FASB & IASB 2010) đã tiếp tục khẳng định Thích hợp là thành phần chất lượng nền tảng quan trọng của thông tin BCTC. So với các công bố trước, đã có sự thay đổi khá lớn về các tiêu chí, thuộc tính dùng để đánh giá tính Thích hợp của CLTT BCTC. Xuất phát từ thực trạng trên, nghiên cứu này hướng đến các mục tiêu sau: khẳng định tầm quan trọng của thành phần Thích hợp đối với đánh giá CLTT BCTC; làm rõ các đặc tính đo lường tính Thích hợp của CLTT BCTC trước và sau khi ban hành FASB & IASB 2010; Xây dựng thang đo và đo lường tính Thích hợp của CLTT BCTC trong các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-03-19
Chuyên mục
BÀI BÁO