Hệ diễn ngôn thi pháp Trung Quốc truyền thống nhìn từ viễn cảnh thuyên thích học

  • Dương Ngọc Dũng

Tóm tắt

Bài viết này khảo sát lại hệ diễn ngôn trong thi pháp học truyền thống Trung Quốc nhìn từ viễn cảnh thuyên thích học Đức từ Chladenius đến Heidegger. Tác giả cũng có so sánh với hệ diễn ngôn trong thi pháp học truyền thống Việt Nam với mục đích soi sáng một số giả định tiềm ẩn đã định hình phong cách bình giải thi ca của văn nhân truyền thống Trung Quốc và Việt Nam. Nếu mục tiêu của phần lớn thi pháp học hiện đại- hiểu theo ý nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này- là tập trung vào việc minh giải cấu trúc nội tại của tác phẩm thì thi pháp học Trung Quốc truyền thống luôn nhấn mạnh mối liên kết bền vững giữa Đạo- Tính Thể như là thế, nói theo ngôn ngữ Heidegger- và thi nhân, người được Đạo/ Tính Thể kêu vời đến để thực hiện công việc soi sáng Tính Thể của hiện thể bằng ngôn từ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-03-13
Chuyên mục
BÀI BÁO