Đánh giá khả năng làm lành vết thương của cây Ba chạc (Melicope pteleifolia (Champ. Ex Benth.) T.g. Hartley)

  • Nguyễn Thị Thanh Nhàn
  • Nguyễn Minh Cần
  • Trần Linh Thước
  • Đặng Thị Phương Thảo

Tóm tắt

Ba chạc (Melicope pteleifolia (Champ. ex Benth.) T.G. Hartley) là cây thuốc dân gian thường được người K’Ho ở Vườn Quốc gia Bidoup–Núi Bà, Lâm Đồng, Việt Nam sử dụng trong điều trị vết thương, viêm loét và nhiều bệnh về da khác. Tuy nhiên, tính hiệu quả và an toàn của cây thuốc trong điều trị vết thương vẫn chưa được làm rõ. Để cung cấp những bằng chứng khoa học và giúp hiểu rõ cơ chế tác động của cây thuốc chúng tôi thực hiện khảo sát các hoạt tính làm lành vết thương in vitro và in vivo của cao chiết và các phân đoạn của cây thuốc. Kết quả cho thấy cây thuốc thể hiện hoạt tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và Enterococcus faecalis. Đối với các mô hình tế bào động vật, cây thuốc thể hiện khả năng kích thích tăng sinh nguyên bào sợi và tế bào keratin cũng như kháng viêm in vitro thông qua sự ức chế đại thực bào sinh Nitric oxide (NO). Ngoài ra, khảo sát trên mô hình động vật cho thấy khả năng kích thích hình thành vảy vết thương nhanh hơn so với lô đối chứng. Như vậy có thể dự đoán các hoạt tính kháng khuẩn, kích thích tăng sinh tế bào da và ức chế đại thực bào sinh NO là cơ sở làm lành vết thương của cây thuốc.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-03-02
Chuyên mục
BÀI BÁO