Chế tạo và khảo sát hoạt tính quang xúc tác của vật liệu SnO2/ống nano TiO2 trong vùng ánh sáng nhìn thấy

  • Nguyễn Thị Thái Thanh
  • Trần Hồng Huy
  • Trần Hoài Hân
  • Phạm Văn Việt
  • Lê Văn Hiếu
  • Cao Minh Thì

Tóm tắt

Trong bài báo này, các hạt nano SnO2 được đính trên ống nano TiO2 (SnO2/TNTs) bằng phương pháp thủy nhiệt một bước nhằm tăng cường khả năng quang xúc tác của ống nano TiO2 (TNTs). Cấu trúc và hình thái của vật liệu được kiểm tra bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) và ảnh hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Hạt nano SnO2 đính trên TNTs giúp làm giảm tốc độ tái hợp của cặp điện tử-lỗ trống tại bề mặt tiếp xúc làm tăng hiệu suất quang xúc tác của vật liệu. Khảo sát khả năng quang xúc tác của vật liệu SnO2/TNTs với các nồng độ SnO2 khác nhau được thực hiện trên đối tượng là dung dịch xanh methylene (MB) một chất nhuộm màu trong ngành công nghiệp. Kết quả cho thấy rằng, vật liệu tổ hợp SnO2/TNTs với hàm lượng 2 % SnO2 đính trên TNTs cho khả năng quang xúc tác cao nhất với hiệu suất là 70 % sau 180 phút được chiếu dưới ánh sáng mặt trời.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-11-29
Chuyên mục
BÀI BÁO