Phân tích những tác động của các chỉ số kinh tế được lựa chọn đối với giáo dục và mối quan hệ nhân quả giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế Philippines

  • Ronaldo R. Cabauatan
  • Ronaldo A. Manalo
  • Chin Uy

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá tác động của lạm phát, thất nghiệp và dân số đối với giáo dục ở Philippines. Nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa chi phí giáo dục và tổng sản phẩm trong nước. Nghiên cứu sử dụng kiểm định tính ổn định của cấu trúc nhằm kiểm chứng sự ổn định của các hệ số mẫu giữa các thời điểm khác nhau mà không tính đến môi trường kinh tế trong những năm trước đó. Phát hiện cho thấy kiểm định nhân quả Granger về chi phí giáo dục tác động đến sự phát triển kinh tế như những gì đã được đề cập trong lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục đối với phát triển kinh tế, coi giáo dục đối với sự phát triển kinh tế Philippines như sự kết nối nhằm tích lũy vốn con người ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Điều này cho thấy giá trị của lực lượng lao động qua đào tạo trong nền kinh tế Philippines, ngay cả khi nghiên cứu gặp phải những trở ngại trong thu thập dữ liệu, đặc biệt là chi phí giáo dục do dữ liệu chính phủ công bố còn hạn chế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng dân số và thất nghiệp có ý nghĩa thống kê đối với chi phí giáo dục, trong khi lạm phát thì không. Như vậy, nhu cầu giáo dục cao do gia tăng dân số và thất nghiệp sẽ tăng chi phí giáo dục.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-12-09
Chuyên mục
BÀI BÁO