Ảnh hưởng của nước tưới nhiễm mặn đến sinh trưởng, năng suất lúa và một số tính chất đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm trong điều kiện nhà lưới

  • Đinh Thị Lan Phương
  • Nguyễn Thị Hằng Nga
  • Vũ Thị Khắc

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của nước tưới bị nhiễm mặn lên sinh trưởng, năng suất lúa và một số tính chất đất trong điều kiện nhà lưới. Thời gian thực hiện từ tháng 2/2019–10/2019 với 02 vụ lúa tại khu vực nhà lưới Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đất thí nghiệm là đất phù sa trung tính ít chua vùng đồng bằng sông Hồng chưa bị nhiễm mặn với độ mặn (ĐM) 0,1‰, pHKCl từ 5,7 – 6,4. Nghiệm thức tưới mặn với 05 điểm nồng độ gồm 1,5; 2; 3; 4; 5‰. Công thức(CT) đối chứng (ĐC) là đất sạch chưa bị nhiễm mặn được tưới nước có ĐM 0‰. Mỗi CT thí nghiệm được lặp lại 03 lần/vụ. Độ dẫn điện EC, tích lũy mặn, pH và kẽm dễ tiêu, chiều cao cây và sự phát triển lá được xác định sau 20, 40, 60 ngày sau cấy (NSC). Năng suất được theo dõi sau thu hoạch. Các kết quả thu được cho thấy, tưới mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và năng suất của lúa. Trong đó ĐM lớn hơn 3‰ làm giảm năng suất lúa tới 50% và ĐM 4 – 5‰ ức chế hoàn toàn sinh trưởng của lúa (lá lúa chỉ đạt 1/3 chiều dài, bị già hóa sớm dẫn đến năng suất lúa chỉ đạt từ 0 – 26% so với ĐC).Tưới mặn từ 3 – 5‰ còn làm giảm dinh dưỡng kẽm dễ tiêu trong đất từ 3 – 12,88 lần.
Từ khóa: Tưới nhiễm mặn, stress mặn

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-06-26
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC