Đánh giá biến động lớp phủ/sử dụng đất thông qua dữ liệu viễn thám đa thời gian khu vực tỉnh Điện Biên, Việt Nam

  • LẠI TUÂN ANH
  • PHẠM VĂN MẠNH

Tóm tắt

    Nghiên cứu biến động sử dụng đất là một trong những nội dung quan trọng trong giám sát, quản lý và quy hoạch sử dụng tài nguyên; đặc biệt là ở khu vực miền núi. Trên cơ sở ứng dụng công cụ viễn thám, thông tin về đối tượng sử dụng đất được mô tả một cách khái quát những thay đổi quan trọng trong môi trường GIS. Nghiên cứu tiến hành phân loại dựa vào đối tượng cho khu vực tỉnh Điện Biên giai đoạn 2002-2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy xu thế gia tăng nhanh của diện tích cây bụi (90,770.58 ha) và đất nông nghiệp (30,102.03 ha); trong khi suy giảm diện tích rừng trồng (42,506.9 ha) và rừng tự nhiên (86,474.3 ha) xuất phát chủ yếu từ nhu cầu sản xuất nông nghiệp của cư dân trong vùng. Các đặc trưng thay đổi của đối tượng sử dụng đất theo thời gian được phản ánh cụ thể thông qua 07 chỉ số cảnh quan. Đây được coi là một cách tiếp cận hiệu quả trong xác định biến động sử dụng đất, phù hợp cho nhiều quy mô lãnh thổ và đa thời gian.    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-11-08
Chuyên mục
BÀI BÁO KHOA HỌC