NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC CỦA VƯƠNG DUƠNG MINH VỚI CÁC NHÀ NHO Ở VIỆT NAM TỪ THỀ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

DOI: 10.18173/2354-1067.2021-0035

  • Lê Hoàng Nam
  • Vũ Thị Thúy Hằng
Từ khóa: Tâm học, Nho giáo, Vương Dương Minh, tư tưởng, giáo dục.

Tóm tắt

Trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc, Việt Nam sớm tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của các dòng tư tưởng lớn của văn hóa Trung Quốc và nhân loại, trong đó có Nho giáo. Vì vậy, học thuyết về giáo dục nói chung và giáo dục chính trị, tư tưởng nói riêng của Vương Dương Minh hoàn toàn có khả năng giao thoa, hòa nhập và cộng sinh, phát triển trong đời sống tinh thần của người Việt từ các khía cạnh đạo đức, tôn giáo, tín ngưỡng, chính trị... Sự giao thoa này là bước phát triển tất yếu trong xu hướng hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa hiện nay. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đi làm rõ sự tương đồng và dị biệt trong lí luận về giáo dục tư tưởng, đạo đức của các nhà Nho Việt Nam từ thế kỉ XVI – XVIII với lí luận giáo dục của Dương Minh để chỉ ra khả năng thích ứng và tạo ra giá trị văn hóa mới của người Việt cũng như sự ảnh hưởng sâu rộng của Tâm học đến đời sống tinh thần người Việt. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-02-21
Chuyên mục
BAI BÁO