THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN LỜI NÓI MẠCH LẠC CỦA GIÁO VIÊN CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

DOI: 10.18173/2354-1075.2023-0037

  • Trương Thị Thùy Anh
Từ khóa: Lời nói mạch lạc, phát triển lời nói mạch lạc, hoạt động kể chuyện, trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

Tóm tắt

Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, bài báo tập trung làm rõ thực trạng nhận thức và biện pháp phát triển lời nói mạch lạc (LNML) của giáo viên (GV) cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện ở một số trường mầm non. Nghiên cứu được thực hiện trên 168 GV mầm non đã hoặc đang giảng dạy tại các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự không đồng đều về mức độ nhận thức của GV liên quan đến vấn đề LNML và phát triển LNML cho trẻ mẫu giáo. Bên cạnh đa số GV có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, vẫn còn một bộ phận đáng kể GV có nhận thức chưa đúng, chưa phù hợp về vấn đề này. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, việc thực hiện các biện pháp phát triển LNML của GV cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động kể chuyện ở trường mầm non diễn ra không thường xuyên và thiếu sự cân đối. Những kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp thông tin hữu ích trong việc xây dựng biện pháp phát triển LNML cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-11-01