ĐỔI MỚI SỬ DỤNG DI TÍCH KHI DẠY BÀI NỘI KHOÁ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0105

  • Trần Thị Hải Lê
  • Nguyễn Thành Nhân
Từ khóa: đổi mới, di tích, lịch sử địa phương, trung học phổ thông, Thừa Thiên Huế.

Tóm tắt

Di tích là nguồn sử liệu trực tiếp, mang tính nguyên gốc, chưa thông qua một lăng kính chủ quan nào. Vì vậy, chúng mang tính khách quan, chân thực nhất so với các loại tài liệu khác. Đặc biệt hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử phải lấy học sinh và hoạt động học làm trung tâm, tăng cường sử dụng những kinh nghiệm và tri thức của địa phương, tận dụng, khai thác nguồn học liệu tại chỗ là những di sản văn hoá gần gũi, xung quanh môi trường sống, dễ tiếp cận đối với học sinh. Cho nên, đổi mới biện pháp sử dụng di tích trong dạy học bài nội khoá lịch sử địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ giúp học sinh khai thác hiệu quả hơn một trong những nguồn sử liệu tại chỗ, quý giá để hiểu sâu sắc, toàn diện về lịch sử địa phương, giáo dục các phẩm chất, đặc biệt là ý thức và hành động gìn giữ, phát huy giá trị của di tích của quê hương. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-02-27
Chuyên mục
BAI BÁO