THÍCH ỨNG TRẮC NGHIỆM HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP QIP TRONG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0095

  • Dương Giáng Thiên Hương
  • Lê Thị Thu Thủy
Từ khóa: trắc nghiệm hứng thú nghề nghiệp, trắc nghiệm QIP, học sinh THCS, tư vấn hướng nghiệp

Tóm tắt

Tư vấn hướng nghiệp là hoạt động, trong đó người làm tư vấn căn cứ vào những biện pháp chuyên môn để cho học sinh những lời khuyên về chọn nghề sát hợp có cơ sở khoa học, giúp học sinh định hướng được trong lựa chọn cho mình một nghề yêu thích, thực sự phù hợp với bản thân, có cơ hội cống hiến tài năng và trí tuệ, có được tiến bộ nghề nghiệp và trụ vững trong nghề trong tương lai. Để có những tư vấn giá trị, nhà tư vấn cần có hệ thống các bộ công cụ bao gồm các phương tiện, thiết bị như trắc nghiệm (test), bảng kiểm, bảng tự đánh giá cá nhân, thiết bị đo thể lực, thị lực, thính giác... Một trong những công cụ được sử dụng phổ biến để làm tư vấn hướng nghiệp hiện nay là các mẫu trắc nghiệm, như: Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn của Ra ven; trắc nghiệm khả năng giao tiếp của V.P. Zakharov; Trắc nghiệm tính cách của John Holland ; Trắc nghiệm MBTI dựa trên nghiên cứu của Carl Jung; Trắc nghiệm hứng thú nghề nghiệp QIP của Larcebeau …Tuy nhiên, do các trắc nghiệm này chủ yếu là từ nước ngoài, với bối cảnh, cơ cấu nghề nghiệp, điều kiện văn hóa, kinh tế khác biệt so với Việt Nam, do đó cần có bước thích ứng bộ công cụ trước khi đưa vào sử dụng đối với học sinh Việt Nam. Bài báo đề cập đến việc thích ứng trắc nghiệm hứng thú nghề nghiệp QIP đối với học sinh trung học cơ sở (THCS), từ đó đưa ra quy trình hướng dẫn sử dụng trắc nghiệm này trong hỗ trợ các trường THCS trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-12
Chuyên mục
BAI BÁO