KHÓ KHĂN TÂM LÍ VÀ THỰC TRẠNG HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0094

  • Trần Thị Lệ Thu
  • Nguyễn Thị Nhân Ái
  • Phạm Thị Diệu Thuý
  • Nguyễn Thị Vân
Từ khóa: Khó khăn tâm lí, học sinh, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Hỗ trợ tâm lí học đường

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến hành khảo sát khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường trên 231 học sinh trung học tại TPHCM (trong đó có 111 học sinh THPT và 120 học sinh THCS) thông qua việc hoàn thành bảng hỏi tự thuật về các lĩnh vực: (1) Lĩnh vực học tập; (2) Sự phát triển tâm lí và sinh lí của bản thân; (3) Giao tiếp, ứng xử với bạn bè; (4) Giao tiếp, ứng xử với cha mẹ và người thân; (5) Giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo. 111 học sinh THPT hoàn thành thêm một lĩnh vực khảo sát về hướng nghiệp. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy học sinh THCS gặp khó khăn nhiều nhất ở lĩnh vực học tập, học sinh THPT gặp khó khăn nhiều nhất ở lĩnh vực học tập, hướng nghiệp và sự phát triển tâm sinh lí; có sự khác biệt về mức độ khó khăn tâm lí ở học sinh xét theo các biến số khối lớp, giới tính, học lực, hoàn cảnh kinh tế của gia đình, và trình độ của mẹ. Nghiên cứu cũng chỉ ra học sinh THCSTHPT thường chọn cách giải quyết KKTL qua chia sẻ với bạn, tâm sự với cha mẹ, người thân và tham gia các hoạt động tập thể. Khoảng hơn một nửa học sinh hài lòng với sự trợ giúp khó khăn tâm lí của nhà trường dành cho các em. Đa số giáo viên cho rằng học sinh nên được chuyên gia tâm lí trợ giúp chứ không phải giáo viên và cán bộ trong nhà trường. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-12
Chuyên mục
BAI BÁO