Đề xuất mô hình sản xuất canh tác tích hợp hướng tới không phát thải cho hộ chăn nuôi: áp dụng điển hình cho hộ chăn nuôi bò ở khu vực Bảy Núi

  • Lê Trọng Nhân
  • Đồng Thị Thu Huyền
  • Lê Thanh Hải
  • Lê Quốc Vĩ
  • Trần Thị Hiệu
  • Nguyễn Thị Phương Thảo
  • Phạm Đắc Tín
  • Võ Thị Lý Thu Thảo
Từ khóa: sản xuất canh tác tích hợp, không phát thải, chăn nuôi

Tóm tắt

Nghiên cứu đã đề xuất được mô hình sản xuất canh tác tích hợp hướng tới không phát thải dựa trên nền tảng của hoạt động chăn nuôi. Mô hình áp dụng các giải pháp sinh thái, các giải pháp quay vòng, khép kín các dòng vật chất năng lượng cùng với tận dụng điều kiện sinh thái môi trường sẵn có của địa phương giúp duy trì sinh kế cho người dân. Mô hình áp dụng điển hình cho hộ Nguyễn Văn Hai tại ấp Trung An, xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Kết quả cho thấy 3,18 m3
/ngày nước thải chăn nuôi và sinh hoạt được xử lý và tái sử dụng cho nông nghiệp, 39.065,31 tấn CO2 tđ/năm được thu gom dưới dạng khí sinh học phục vụ nấu ăn, mô hình giúp duy trì sinh kế hiện hữu, tạo ra một số sinh kế mới giúp hộ gia tăng thu nhập 45.200.000 đ/năm, đảm bảo các yêu cầu về bảo
vệ môi trường, giảm sự lệ thuộc của sinh kế hiện hữu đối với các tác nhân bên ngoài như giá cả, thức ăn, nhân lực,… Đây có thể được xem là mô hình mẫu tốt nhất cho các hộ chăn nuôi bò; có thể khắc phục được những nhược điểm của những mô hình sinh kế trước đó tại địa phương; cả về khả năng áp dụng lâu dài cũng như phát triển quy mô nhiều hộ dân tăng khả năng liên kết giữa các hộ dân nhằm tạo sự hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp là một khu vực dân cư có cùng sinh kế chính là chăn nuôi bò.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-08-20
Chuyên mục
Bài viết