Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Nguyễn Thế Hùng
  • Lâm Quốc Bảo
  • Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên
Từ khóa: PLS-SEM; sinh viên đại học; ý định khởi nghiệp

Tóm tắt

Sở hữu và vận hành một doanh nghiệp được xem là cơ hội đáng ao ước đối với người Việt Nam. Tuy nhiên, số liệu từ GSO (2021) cho biết tỷ lệ doanh nghiệp/dân số Việt Nam giảm mạnh xuống mức 8.3/1,000 từ mức 14.3/1,000 (GSO, 2019). Theo đó, nghiên cứu này tìm hiểu tiền tố nào tác động đến ý định khởi nghiệp, cụ thể là dựa trên lý thuyết thay đổi hành vi COM-B (Capabilities Opportunities Motivation-Behaviour) để khám phá vai trò của sự hỗ trợ gia đình, kỹ năng kinh doanh và chấp nhận rủi ro đối với ý định khởi nghiệp. Dữ liệu khảo sát được thu thập tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) với 200 sinh viên đại học năm cuối. Mô hình cấu trúc - bình phương bé nhất từng phần (PLS-SEM) được áp dụng để đánh giá, kiểm định thang đo và giả thuyết. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò truyền thống của hỗ trợ gia đình cũng như kỹ năng kinh doanh đối với ý định khởi nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu cũng thể hiện một kết quả thú vị rằng chấp nhận rủi ro không có tác động có ý nghĩa thống kê đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Điều này gợi lên vấn đề cần quan tâm cho các nhà làm chính sách là sự thiếu kinh nghiệm khởi nghiệp và nhận thức sai lệch về các rủi ro khởi nghiệp trong thực tế của sinh viên.

Tác giả

Nguyễn Thế Hùng

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Lâm Quốc Bảo

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-21
Chuyên mục
Bài viết