Vấn đề hạn chế xuất khẩu gạo: Vì lợi ích nông dân hay doanh nghiệp xuất khẩu gạo?

  • Huy Nguyễn Trần

Tóm tắt

Có lẽ nếu không có “cơn sốt gạo" vào cuối tháng 4 năm 2008, thì vấn đề tam nông: nông nghiệp – nông dân - nông thôn ở Việt Nam được quan tâm đến như vậy.
Mọi việc bắt đầu từ cuối năm 2007 khi Ấn Độ, nước sản xuất gạo lớn thứ hai và xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới, do sản lượng lương thực sản xuất trong nước sụt giảm đã áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu. Sau đó, đến tháng 4 năm 2008, Việt Nam - nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo – thực hiện chính sách tạm dừng xuất khẩu gạo với lý do vấn đề an ninh lương thực phải được đặt lên hàng đầu. Những động thái trên của hai “ông lớn” về xuất khẩu gạo đã gây tâm lý hoảng loạn và lo sợ về một cuộc khủng hoảng thiếu lương thực trên thế giới. Mặc dù, sản lượng gạo thế giới trong năm 2007 đạt 420,6 triệu tấn, và dự báo năm 2008 tiếp tục đạt kỷ lục cao hơn nữa. Về mặt cầu, người tiêu dùng gạo thế giới không có biểu hiện đột ngột tăng lượng gạo tiêu dùng cho lương thực. Dự trữ gạo thế giới (không tính của Trung Quốc), đạt ổn định trong 5 năm gần đây. Các yếu tố này không cho thấy sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực, cũng như việc giá gạo thế giới có thể bùng nổ trong dài hạn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-13
Chuyên mục
Bài viết