Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tại tỉnh Trà Vinh, Đồng bằng Sông Cửu Long

  • Phúc Nguyễn Văn
  • Anh Trang Thị Tuyền

Tóm tắt

Lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Gạo là lương thực chủ yếu hàng ngày của người Việt. Là một nước nông nghiệp, với hơn bảy mươi phần trăm dân số sống ở nông thôn, lúa gạo là kế sinh nhai của rất nhiều hộ gia đình nông dân. Gạo từ lâu vốn là thế mạnh các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Với sản lượng lúa làm ra từ 18-20 triệu tấn mỗi năm (trong đó của Trà Vinh hơn 1 triệu tấn) khu vực này đã đóng góp 90% lượng gạo để đảm bảo hằng năm nước ta có thể xuất khẩu từ 4,5 - 5 triệu tấn gạo, đứng hàng thứ hai trên thế giới. Với một vai trò quan trọng như vậy, việc nghiên cứu xem giá trị gia tăng của lúa gạo được tạo ra và phân phối như thế nào là một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa.
Phân tích chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nói chung và chuỗi giá trị lúa gạo nói riêng để thấy được quá trình vận hành của chuỗi, đánh giá được vai trò chức năng của từng tác nhân trong chuỗi, giúp phát hiện những khâu kém hiệu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn chuỗi hay đến tác nhân nào đó trong chuỗi. Trên cơ sở phân tích giá trị gạo bắt đầu từ khi người nông dân trồng lúa, mang hạt lúa bán cho người thu gom, thương lái hay các nhà máy xay xát địa phương, đơn vị thu mua sản xuất chế biến đến người tiêu dùng hay đơn vị xuất khẩu. Qua phân tích giá bán, chi phí, lợi nhuận trong từng khâu, hiệu quả chung của các khâu trong chuỗi giá trị của gạo, từ đó đưa ra giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị gia tăng và đặc biệt là vấn đề phân phối thu nhập cho người nông dân trong chuỗi.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-13
Chuyên mục
Bài viết