Nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý nước thải chung cư tại Thành Phố Hồ Chí Minh bằng bể phản ứng sinh học dạng mẻ

  • Nguyễn Văn Tùng
  • Trần Thái Hà
  • Nguyễn Phương Trúc Linh
  • Văn Từ Nhật Huy
  • Nguyễn Thị Mỹ An
Từ khóa: bể xử lý sinh học dạng mẻ; đa dạng vi sinh vật; hiệu quả loại bỏ; MLSS; nước thải chung cư

Tóm tắt

Nghiên cứu này kiểm tra hiệu quả của việc sử dụng công nghệ bể phản ứng sinh học dạng mẻ (SBR) trong xử lý nước thải chung cư. Hiệu suất xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm tương ứng: BOD5 (90 - 95%), COD (93 - 97%), TSS (83 - 95%), Amoni (92 - 98%), Tổng Nito (92 - 98%), Độ đục (85 - 95%), Độ màu (62 - 75%). Hệ vi sinh của bể SBR được quan sát và cho thấy có 09 loại nguyên sinh động vật chiếm ưu thế với tỷ lệ xuất hiện trong bể như sau: Vorticella 26%, Aspidisca 22%, Litonotus 6%, Trachelophyllum 8%, Epitylis 6%, Rotifer 16%, Tardigrades 4%, Flagellate 4%, Vaginocola 6%. Nồng độ bùn hoạt tính xuyên suốt quá trình thực hiện được duy trì và biến động trong khoảng: 5,000 - 7,000 mg/L, góp phần tăng hiệu quả xử lý cho bể SBR.  Hiệu quả xử lý Nito ở mức lý tưởng đạt được trong nghiên cứu với hiệu suất loại bỏ lên tới 98%. Có thể kết luận, các chất ô nhiễm trong nước thải chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh được giải quyết ở mức tối khi sử dụng công nghệ SBR.

Tác giả

Nguyễn Văn Tùng

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Trần Thái Hà

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Phương Trúc Linh

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn Từ Nhật Huy

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

Nguyễn Thị Mỹ An

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-05-22
Chuyên mục
Bài viết