Ảnh hưởng của Aba trong môi trường nuôi cấy lên sự tái sinh chồi trực tiếp từ nuôi cấy mẫu lá cây chè [Camellia sinensis (L.)]

  • Thanh Mai Nguyễn
  • Sĩ Tuấn Nguyễn

Tóm tắt

Chè là một trong những cây công nghiệp quan trọng và tạo ra nhiều việc làm ở tất cả các vùng trồng chè trên thế giới (Mondal et al. 2004). Bên cạnh vai trò là một loại thức uống phổ biến, chè ngày càng được ưa chuộng bởi đặc tính kháng ung thư và chống lão hóa (Jankul et al. 1997). Để cải thiện năng suất và nâng cao chất lượng cây giống, các phương cách tiếp cận về công nghệ sinh học như thao tác gen sẽ đòi hỏi các hệ thống sinh sản phù hợp và hiệu quả (Bhattacharya và Ahuja, 2003), bên cạnh việc duy trì những dòng cây có năng suất cao đã có được độ tin cậy của thị trường. Vì thế, mục đích của công bố này là khảo sát các nồng độ khác nhau của ABA để phát triển một hệ thống sinh sản nhằm tái sinh cây từ các mô lá giống chè Oo-long. Mặc dù đã có một số công bố về sự tái sinh cây từ các loại mô khác nhau (Kato, 1982, Abraham và Rahman, 1986, Bano et al. 1991, Jha et al. 1992, Mondal et al. 1998, Sandal et al. 2005), cũng chỉ có một công bố về sự phát sinh phôi vô tính trực tiếp từ các mô lá dòng chè Assamica-SRL 73, SBs (Kato, 1996) và sự tái sinh chổi gián tiếp từ lá thông qua rễ bất định có nguồn gốc calli (Sandal et al. 2005). Tuy nhiên, việc lặp lại các công bố của Kato và Sandal đối với các giống chè cao sản đang tiêu thụ tại Việt Nam, như giống Oo-Long, đã gặp phải nhiều khó khăn.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-05-07
Chuyên mục
Bài viết