NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ GIỐNG DƯA CHUỘT TRỒNG THEO HƯỚNG VIETGAP TẠI HUYỆN MƯỜNG LÁT, TỈNH THANH HÓA

  • Lê Hữu Cần
  • Nguyễn Văn Biên
  • Lê Hoài Thanh

Tóm tắt

Đất trồng dưa chuột tại huyện Mường Lát là đất cát pha và thịt nhẹ ven sông cách xa khu dân cư và các cơ quan, nước dùng để tưới cho dưa chuột là nước lấy từ các mó nước hoặc nước đầu nguồn sông, suối nên đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP.

Trồng theo quy trình kỹ thuật hướng VietGAP, dưa chuột có các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn rõ rệt so với công thức trồng theo biện pháp kỹ thuật canh tác nông dân đang áp dụng ở mức có ý nghĩa. Công thức có các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của dưa chuột đạt cao nhất là P2G2 (số lá cuối cùng đạt 36,87 lá; chiều cao cây cuối cùng đạt 225,29 cm)

Các công thức thí nghiệm trồng theo quy trình kỹ thuật hướng VietGAP, có các chỉ tiêu năng suất cao hơn rõ rệt so với công thức trồng theo biện pháp kỹ thuật canh tác nông dân đang áp dụng ở mức có ý nghĩa. Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm trồng theo biện pháp kỹ thuật canh tác nông dân đang áp dụng, chỉ đạt 14,49 - 20,52 tấn/ha; năng suất thực thu trồng theo quy trình kỹ thuật hướng VietGAP đạt 17,56 - 23,62 tấn/ha.

Ở tất cả các giống được trồng theo quy trình kỹ thuật hướng VietGAP, chỉ số tỷ suất lợi nhuận cận biên MBCR đều lớn hơn 2 và có biến động từ 6,36 - 7,56 lần.

Tất cả công thức thí nghiệm trồng theo quy trình kỹ thuật hướng VietGAP đều có hàm lượng chất khô; hàm lượng đường tổng số và hàm lượng vitamin C trong sản phẩm cao hơn các công thức thí nghiệm trồng trồng theo quy trình kỹ thuật nông dân đang áp dụng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-29