CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO VẬT LIỆU CHITOSAN DẠNG HẠT VỚI CẤU TRÚC RỖNG

  • Phạm Thị Phương Thùy
  • Lê Thái Hoàng
  • Trương Thị Nhung
  • Nguyễn Thị Cẩm Tuyên
Từ khóa: chitosan, hạt rỗng, sodium tripolyphosphate

Tóm tắt

Chitosan được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y dược nhờ khả năng tương thích sinh học cao. Trong đó, vật liệu dạng hạt rỗng được quan tâm nghiên cứu nhờ hiệu suất hấp thụ thuốc cao và khả năng phóng thích thuốc ổn định trong thời gian dài. Các nghiên cứu trước đây cho thấy để tổng hợp hạt chitosan có cấu trúc rỗng người ta phải sử dụng dung môi hữu cơ và tác nhân tạo liên kết độc hại, làm ảnh hưởng đến tính an toàn sinh học của vật liệu. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là chế tạo hạt chitosan với cấu trúc rỗng bằng phương pháp đơn giản và an toàn. Chitosan được tổng hợp từ chitin sau đó được đưa vào quá trình tạo hạt với tác nhân sodium tripolyphosphate (STPP). Kết quả cho thấy hạt với đường kính lỗ rỗng lớn nhất được tạo ra từ chitosan với khối lượng phân tử 205,6 kDa và nồng độ chitosan 2% (w/v) trong trong acetic acid 1% (v/v) tại pH = 9 của dung dịch STPP.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-10-09
Chuyên mục
Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Tự nhiên