Khả năng giao tiếp với đồng nghiệp và người bệnh của điều dưỡng viên tại một số bệnh viện khu vực Miền núi phía Bắc

10.52322/jocmbmh.123.05

  • Nguyễn Hoàng Long
Từ khóa: Khả năng giao tiếp, điều dưỡng

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Giao tiếp hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong việc thiết lập các mối quan hệ, tạo cơ sở cho điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh toàn diện.

Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành để tìm hiểu khả năng giao tiếp của điều dưỡng viên với các nhóm đối tượng khác nhau trong công việc hàng ngày.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế mô tả cắt ngang, số liệu đượcthu thập bằng bộ câu hỏi tự điền với 125 điều dưỡng viên thuộc một số cơ sở y tế công lập tại khu vực miền núi phía Bắc. Bộ công cụ đánh giá khả năng giao tiếp của điều dưỡng với các đối tượng: Điều dưỡng viên khác, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên phòng ban, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Khả năng giao tiếp với mỗi đối tượng được đánh giá theo các mức độ rất dễ dàng (3 điểm), dễ dàng (2 điểm), khó khăn (1 điểm) và rất khó khăn (0 điểm).

Kết quả: Nghiên cứu cho thấy điều dưỡng viên tự đánh mình có khả năng giao tiếp dễ dàng với các đối tượng nghiên cứu, với điểm trung bình là 2,13/3 điểm. Điểm số khả năng giao tiếp với điều dưỡng viên khác là cao nhất (2,38/3 điểm), tiếp theo là với dược sỹ và bác sỹ (cùng là 2,18/3 điểm), và với nhân viên khối phòng ban (2,14/3 điểm), tất cả đều trong mức dễ dàng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy điều dưỡng viên cho rằng mình giao tiếp khó khăn với người bệnh và người nhà người bệnh (cùng là 1,95/3 điểm).

Kết luận: Khả năng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và người nhà người bệnh ở mức khó khăn, giao tiếp với các nhóm đối tượng nhân viên y tế khác nhau đều ở mức dễ dàng. Trong đó giao tiếp với điều dưỡng viên khác là dễ dàng nhất.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-10-31
Chuyên mục
BÀI VIẾT