MARKET RESEARCH ON WORKPLACE GENDER EQUALITY IN VIETNAM

  • Vu Thi Thu Ha
Từ khóa: bình đẳng giới tịa nơi làm việc (WGE), luật lao động, thị trường lao động, doanh nghiệp tư nhân, VBCWE.

Tóm tắt

Bình đẳng giới ở Việt Nam đã được cải thiện nhờ sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ cũng như những thay đổi của thế hệ trẻ Việt Nam trong vài thập kỷ qua. Trong các lĩnh vực khác nhau, khoảng cách giữa năm và nữ ngày càng được thu hẹp. Ngày nay, phụ nữ khoẻ mạnh hơn, có sự giáo dục tốt hơn và có quyền hơn trên cả trường chính trị và kinh tế. Tiếng nói của phụ nữ ngày càng được coi trọng trong quá trình đưa ra quyết định ở cả trong xã hội và trong các tổ chức. Tuy nhiên chúng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng. Vẫn còn nhiều phụ nữ phải làm những công việc có thu nhập thấp hoặc công việc nguy hiểm hơn nam giới (theo ILO 2018). Hơn nữa, dự trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2018 mức lương phụ nữ nhận được thấp hơn nam giới 12,6%, mặc dù có cùng trình độ học vấn, nhóm dân tộc và độ tuổi (theo Ngân hàng Thế giới năm 2018). Vị thế của nữ giới trên thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi những bất lợi về kinh tế và xã hội do phân biệt đối xử trên cơ sở giới đem lại. Hầu hết phụ nữ Việt Nam ít được tiếp cận với các nguồn lực sản suất, giáo dục, phát triển kỹ năng và cơ hội việc làm hơn nam giới. Trong năm 2020, Mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam hỗ trợ phát triển quyền năng phụ nữ và nhóm nghiên cứu thị trường Deloitte tại Việt Nam đã thực hiện một nghiên cứu thị trường về các vấn đề bình đẳng giới tại nơi làm việc ở Việt Nam nhằm tìm hiểu thực trạng bình đẳng giới tại nơi làm việc (WGE) trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam, thái độ đối với WGE, những thiếu sót hiện tại của doanh nghiệp và những rào cản đang cản trở sự phát triển của WGE. Nghiên cứu của chúng tôi phân tích và đánh giá đề tài dự trên việc khảo sát 236 doanh nghiệp tại Việt Nam, đa số là khu vực kinh tế tư nhân. Nghiên cứu cho thấy dự quan tâm của đa số danh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề bình đẳng giới tịa nơi làm việc. Tuy nhiên, gần một nửa trong số người được phỏng vấn đã không áp dụng hoặc thực hiện bất kỳ chính sách hoặc hành động nào liên quan đến bình đẳng giới tại nơi làm việc. Điều đáng chú ý là trong số các doanh nghiệp được khảo sát, các danh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hoặc xuất khẩu cho thấy nhu cầu thực tế của họ đối với chủ đề nghiên cứu là do yêu cầu hội nhập thương mại và thoả thuận quốc tế về chất lượng lao động. Bài báo này cũng được quỹ Đầu tư vào Phụ nữ, một sáng kiến của Chính phủ Úc thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bao trùm thông qua trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở Đông Nam Á. Quỹ Đầu tư vào Phụ nữ làm việc với các công ty có ảnh hưởng trong việc thay đổi văn hoá, thực tiễn và rào cản chính sách tại nơi làm việc để đạt được bình đẳng giới tịa nơi làm việc (WGE) ở In-đô-nê-xi-a, My-an-mar, Phi-líp-pin và Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-09
Chuyên mục
KINH TẾ, KINH DOANH