THỰC TRẠNG ĐỌC CỦA SINH VIÊN KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI, HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

  • Nguyễn Phương Anh
  • Phạm Thị Ngọc Hà
Từ khóa: Đọc, thực trạng đọc, sinh viên, thực trạng đọc của sinh viên

Tóm tắt

Đọc có một ý nghĩa quan trọng với sinh viên nói chung và với sinh viên khoa Công tác xã hội (CTXH) nói riêng. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên “Thực trạng đọc của sinh viên (nghiên cứu trường hợp sinh viên khoa CTXH, Học viện Phụ nữ Việt Nam)”. Khảo sát được thực hiện với 120 sinh viên khoa Công tác xã hội bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng không tỉ lệ. Khảo sát tìm hiểu thực trạng đọc của sinh viên khoa CTXH về các khía cạnh, tần suất đọc, thời gian đọc trung bình/ngày, thời điểm đọc, dạng sách/tài liệu, địa điểm đọc và nguồn đọc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều sinh viên khoa CTXH đã quan tâm đến việc đọc, 41,7% sinh viên đọc hàng ngày và khoảng 2/3 sinh viên dành trên 30 phút/ngày để đọc. Về thời điểm đọc, chủ yếu các sinh viên đọc vào buổi tối do vậy địa điểm đọc phổ biến nhất của sinh viên là nhà/phòng trọ/kí túc xá. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỉ lệ sinh viên đọc tài liệu ở dạng điện tử cao hơn gấp 2,5 lần so với số sinh viên thường đọc ở dạng in ấn và nguồn đọc chủ yếu của sinh viên là internet. Trên cơ sở những kết quả của khảo sát, nhóm tác giả đã trình bày một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đọc cho sinh viên.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-09
Chuyên mục
XÃ HỘI HỌC