HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI – TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN QUA MỘT VÀI NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

  • Bùi Thị Mai Đông
Từ khóa: công tác xã hôi, an sinh xã hội, vai trò của nhân viên công tác xã hội

Tóm tắt

Sau 10 năm thực hiện Quyết định số 32/QĐ-TTg của Chính phủ về Đề án phát triển nghề Công tác xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2020, Công tác xã hội (CTXH) ở Việt Nam đã có những chuyển biến cơ bản cả về số lượng và chất lượng; tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực, phạm vi hoạt động; CTXH chưa thể hiện rõ tính chuyên nghiệp của một nghề nên hiệu quả hoạt động chưa cao; vai trò của nhân viên CTXH còn mờ nhạt, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhóm đối tượng trong xã hội. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu hụt của đội ngũ chuyên gia, sự hạn chế trong công tác đào tạo và khoảng trống của luật pháp, chính sách về nghề Công tác xã hội. Từ kết quả một vài nghiên cứu gần đây, tác giả bài viết trao đổi, bàn luận về
thực trạng hoạt động CTXH trên lĩnh vực phúc lợi xã hội và y tế tại một số cơ sở bảo trợ xã hội và bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội, bước đầu chỉ ra khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn CTXH tại các địa bàn nghiên cứu, từ đó đưa ra một vài khuyến nghị nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của các hoạt động CTXH, góp phần thúc đẩy sự phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-09
Chuyên mục
CÔNG TÁC XÃ HỘI