KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA MUA BÁN NGƯỜI Ở VIỆT NAM

  • Cao Thị Hồng Minh
Từ khóa: mua bán người, phòng ngừa mua bán người, truyền thông thay đổi hành vi

Tóm tắt

Phòng ngừa mua bán người là vấn đề được quan tâm nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu nhằm nỗ lực đưa ra các biện pháp bảo vệ người dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em khỏi mọi hình thức bị mua bán, bóc lột. Việt Nam thể hiện sự cam kết cao thông qua ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng như có nhiều hoạt động nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị tội phạm mua bán người. Tuy nhiên, hiện tượng này đang có nhiều biến thể tinh vi, phức tạp, gây khó khăn cho việc phòng ngừa, điều tra, xét xử, cũng như cho người dân, khi vô tình trở thành nạn nhân. Bởi vậy, nghiên cứu này sẽ làm rõ các khái niệm cơ bản: “mua bán người”, “phòng ngừa mua bán người”, phân tích khung chính sách và xác định các yếu tố nguy cơ, từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường phòng ngừa mua bán người ở Việt Nam. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, bài viết cho thấy, để việc phòng ngừa mua bán người có hiệu quả, bên cạnh việc tiếp tục tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, cần gắn công tác phòng, chống mua bán người với các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của địa phương; Bên cạnh đó, cần truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong phòng, chống mua bán người tới mọi cán bộ, người dân trong cộng đồng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-09
Chuyên mục
CÔNG TÁC XÃ HỘI