KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

  • Lưu Thị Bình Ngọc
  • Trần Thị Mỹ Duyên
  • Hà Thùy Trang
  • Lại Xuân Thủy
Từ khóa: Khả năng thích ứng nghề nghiệp; quan tâm; tò mò khám phá; tự tin; kiểm soát.

Tóm tắt

Trong thời kỳ Cách mạng công nghệ 4.0, hội nhập quốc tế, khả năng thích ứng nghề nghiệp ngày càng được các nhà nghiên cứu, quản lý quan tâm. Chủ đề này cũng đang là vấn đề được sinh viên, nhà trường và các doanh nghiệp chú trọng. Đặc biệt, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh - ngành học đặc thù liên quan đến quản lý và ra quyết định, hiện đang được đào tạo tại 122 trong số 237 cơ sở giáo dục đại học cả nước, cần được nâng cao khả năng thích ứng nghề nghiệp để nhanh chóng bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên Quản trị kinh doanh tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, dựa trên dữ liệu khảo sát 360 sinh viên theo Mẫu khảo sát CAAS - International (CAAS Quốc tế). Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thích ứng nghề nghiệp của các đối tượng khảo sát được đánh giá ở mức trung bình đến trung bình khá (3.28/5). Cao nhất là nhân tố kiểm soát (3.43/5), tiếp đến là sự tự tin (3.26/5), quan tâm (3.25/5) và thấp nhất là tò mò khám phá (3.17/5). Kết quả
nghiên cứu cũng cho thấy sự phù hợp khá cao của thang đo CAAS Quốc tế trong bối cảnh khảo sát đối tượng sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại Hà Nội, Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-09
Chuyên mục
KINH TẾ, KINH DOANH