CHIỀU CẠNH GIỚI TRONG LUẬT DÂN SỐ

  • Hoàng Bá Thịnh

Tóm tắt

Tóm tắt: Gần nửa thế kỷ thực hiện chương trình DS-KHHGĐ (1961-2005), con số trung bình của một phụ nữ tính hết tuổi sinh đẻ đã giảm từ 6,81 con trong giai đoạn 1961-1969 xuống còn 2,11 con vào năm 2005, Việt Nam đã đạt được mức sinh thay thế. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,4 tuổi năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Năm 2003 Việt Nam ban hành Pháp lệnh Dân số, và năm 2017 đã xây dựng Luật Dân số (dự thảo). Bài viết tập trung giới thiệu: 1) Cấu trúc của Luật Dân số; 2) Quan điểm giới trong Luật Dân số (nhấn mạnh cách tiếp cận dựa trên sự bình đẳng và các hành vi bị nghiêm cấm, biện pháp đảm bảo cân bằng giới tính khi sinh; 3) Một vài bàn luận về quan điểm giới trong dự thảo Luật Dân số.

 

Abstract: Nearly half a century of implemeting the Law of Population and Family Planning Program (1961-2005), the average number of children per women of childbearing age decreased from 6.81 in 1961-1969 to 2.11 in 2005. Vietnam achieved replacement fertility. Population quality is improved in defferent aspects. Average life expectancy rises to 73.4 years in 2016, much higher than that of many countries with similar income per capita. In 2003 Vietnam issued the Ordinance on Population, and in 2017 developed the Law of Population (draft). This paper focused on: 1) Structure of the Law of Population; 2) Gender perspective in the Law of Population (with an emphasis on equality-based approach, prohibited behaviors, and measures to ensure the balance of sex ration at birth); 3) Discussions on gender perpective of the draft Law of Population

Tác giả

Hoàng Bá Thịnh

GS.TS Hoàng Bá Thịnh hiện là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và các vấn đề xã hội. Chủ nhiệm Bộ môn Xã hội học Giới và Gia đình - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-10-23
Chuyên mục
GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN