MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HỖ TRỢ LAO ĐỘNG NỮ TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

  • Lê Hồng Việt
Từ khóa: Female workers; Industrial revolution 4.0; strategies, policies., Lao động nữ; cách mạng công nghiệp 4.0; chiến lược; chính sách

Tóm tắt

Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) có thể dẫn đến xuất hiện hình thái kinh tế mới làm thay đổi căn bản, toàn diện nhiều lĩnh vực, kể cả làm thay đổi cách nghĩ, lối sống, phương thức làm việc và quan hệ của con người trong mọi hoạt động xã hội. Theo các chuyên gia, trong thế kỷ 21 này, dưới tác động của CMCN 4.0 sẽ có những xu thế về việc làm thay đổi từ chủ yếu kỹ năng tay chân sang chủ yếu là kỹ năng tư duy, từ người lao động phục vụ máy sang máy và công cụ phục vụ người (tức là robot sẽ thay thế phần lớn người làm việc)... Nói cách khác tự động hoá, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn là những đặc trưng của CMCN 4.0 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc làm của nguồn lao động giản đơn, trong đó phải kể đến là những lao động nữ. Ở Việt Nam, lao động nữ chiếm khoảng 45,6% lực lượng lao động và đặc biệt là tập trung nhiều nhất trong các ngành như nông nghiệp, dệt may, da giày, lắp ráp điện và điện tử... Đây là những ngành mà trong tương lai nguồn lao động sẽ bị thay thế bởi robot nhiều nhất. Chính vì vậy, những chiến lược, chính sách, kế hoạch cụ thể của Chính phủ nhằm hỗ trợ lao động nữ có thể tiếp cận được với các công nghệ mới, rèn luyện, nâng cao trình độ, đáp ứng được các thay đổi từ môi trường kinh tế xã hội trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới là hết sức cần thiết.

Bài viết này là một phần kết quả từ đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Khả năng thích ứng nghề nghiệp của lao động nữ trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” thực hiện năm 2018-2019 bởi Học viện Phụ nữ Việt Nam. Số liệu miêu tả tại các bảng và biểu được trích từ kết quả điều tra khảo sát đối với 600 lao động nữ thuộc 4 nhóm ngành dệt may và da giày, điện tử, nông nghiệp và nhà hàng- khách sạn tại 6 tỉnh thành đại diện cho các vùng miền trên cả nước.

Từ khóa: Lao động nữ; cách mạng công nghiệp 4.0; chiến lược; chính sách.

 Abstract: The Industrial Revolution 4.0 can lead to the advent of a new economic  morphology which can change fundamentally many areas, including the way of thinking, lifestyles, methods of work and human relations in all social activities. According to experts, in the 21st century, under the impact of this Revolution, there will be changing trends in labour from  mainly simple labor skills to mainly thinking skills, from  workers serve    machines to     machines and tools serve people (i.e. robots will replace most people working).... In other words, automation, artificial intelligence and big data, the features of the Industrial Revolution 4.0, will greatly affect the work of the simple skilled workforce, especially female workers. In Vietnam, female labour accounts for about 45.6% of the workforce and, particularly, most of them working in sectors such as agriculture, textile, footwear, electrical and electronics assembly... where the future workforce will be most robots. Therefore, government’s specific strategies, policies and plans aimed at supporting female labourers are very necessary so that they can have access to new technologies, be trained and raise their level to meet the demands of the changing socio-economic environment in the context that Vietnam increasingly integrate into the world economy.

 This article demonstrates a part of the findings from the ministry-level research: “Occupational adaptability of female workers to the requirements of the fourth Industrial Revolution” conducted by the Vietnam Women’s Academy in 2018-2019. The figures described in the tables and charts are obtained from the survey of 600 female laborers in 4 sectors: textile and footwear, electronics, agriculture and restaurants-hotels in 6 provinces representing different regions of the country.

 Keywords: Female workers; Industrial revolution 4.0; strategies, policies.

Tác giả

Lê Hồng Việt

TS. Lê Hồng Việt hiện là Nghiên cứu viên chính - Viện Nghiên cứu Phụ nữ, Học viện Phụ nữ Việt Nam

Email: vietlh@vwa.edu.vn

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-12-03
Chuyên mục
KINH TẾ, KINH DOANH