DI CƯ XUYÊN QUỐC GIA THEO HÌNH THỨC KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CỦA PHỤ NỮ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

  • Phan Thuận
  • Dư Thị Mỹ Hân

Tóm tắt

DI CƯ XUYÊN QUỐC GIA THEO HÌNH THỨC KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CỦA PHỤ NỮ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LÝ THUYẾT XÃ HỘI HỌC

Phan Thuận[1]

Dư Thị Mỹ Hân[2]

 

Tóm tắt: Di cư xuyên quốc gia theo hình thức kết hôn với người nước ngoài đã trở thành một hiện tượng xã hội và có nhiều tranh luận. Bài viết phân tích vấn đề này dưới góc độ lý thuyết xã hội học nhằm góp phần làm phong phú cách lý giải về loại hình di cư này. Từ cách tiếp cận lý thuyết áp lực cấu trúc, lý thuyết lựa chọn hợp lý và lý thuyết mạng lưới di cư, bài viết chỉ ra các nguyên nhân khiến phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) quyết định kết hôn với người nước ngoài. Bài viết cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm rủi ro cho phụ nữ ĐBSCL trong hành trình tìm kiếm cơ hội “đổi đời”.

Từ khóa: Di cư xuyên quốc gia; kết hôn với người nước ngoài; lý thuyết xã hội học; phụ nữ ĐBSCL

Abstract: Marriage migration has become a social phenomenon and topic of intense social debate. The following article analyses the issue using various sociologcal theories (structural pressure, rational choice and migration network theory) and details many of the reasons for marriage between Mekong River delta women and foreigners. Finally, it posessolutions to minimize risks for women in Mekong River delta areas as they search for a “life changing” opportunity.

Keywords: trans-national migration; foreign marriage; sociology theories; Mekong River deta women.

 

 

 

 


[1] Học viện Chính trị Khu vực IV, thành phố Cần Thơ

[2] Hội LHPN thành phố Cần Thơ

Tác giả

Phan Thuận
Học viện Chính trị Khu vực IV, thành phố Cần Thơ
Dư Thị Mỹ Hân
Hội Liên hiệp phụ nữ Cần Thơ
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-04-07
Chuyên mục
CÔNG TÁC XÃ HỘI