GIỚI VÀ DI CƯ LAO ĐỘNG SANG TRUNG QUỐC Ở VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM

  • Nguyễn Phương Chi
  • Lù Thị Ngân

Tóm tắt

GIỚI VÀ DI CƯ LAO ĐỘNG SANGTRUNG QUỐC Ở VÙNG 

TÂY BẮC VIỆT NAM

 

Nguyễn Phương Chi, Lù Thị Ngân[*]

 

Tóm tắt: Hàng năm, có rất nhiều người dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vượt biên sang Trung Quốc nhằm mục đích tìm kiếm việc làm tại các tỉnh, thành phố giáp biên giới. Nghiên cứu “Sự di cư lao động sang Trung Quốc của nam giới và phụ nữ dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc” được thực hiện tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Nghiên cứu được tiến hành với sự hỗ trợ tích cực của cán bộ cộng đồng và người dân địa phương. Phương pháp nghiên cứu bao gồm phỏng vấn bảng hỏi trực tiếp 100 trường hợp và 10 phỏng vấn sâu đối với chính quyền địa phương và người dân thường xuyên di cư nhằm phân tích các khác biệt giới trong trải nghiệm di cư của phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số, cũng như phân tích các tác động giới tới mối quan hệ của nam nữ và cộng đồng của họ. Trải nghiệm của di cư lao động được phân tích dựa trên bối cảnh kinh tế xã hội, đặc điểm nhân khẩu học, các yếu tố lực đẩy lực hút, các khó khăn trở ngại trong quá trình di cư của nam và nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phụ nữ và nam giới có những trải nghiệm lao động vượt biên đa dạng và khác biệt. Trong quá trình di cư lao động, phụ nữ và nam giới chịu nhiều tác động tiêu cực khác nhau ở các cấp độ cá nhân, gia đình cộng đồng, trong đó nữ giới chịu ảnh hưởng lớn hơn. Tuy nhiên, di cư lao động có một số tác động tích cực nhất định tới người dân như lợi ích kinh tế, việc mở rộng mạng lưới xã hội. Mặt khác, di cư có những tác động tiêu cực tới mối quan hệ giới trong gia đình cộng đồng.

Từ khóa: Di cư lao động; dân tộc thiểu số; giới; di cư

Abstract: Every year, thousands of ethnic minority people living in northern Vietnam – China border areas illegally travel to China, to involve themselves in non-contract manual works. The following research was conducted in Lung Khau Nhin commune, Muong Khuong district, Lao Cai province, using 100 direct questionnaires and 10 in-depth interviews with migrants and local officials. All interviews were translated into local ethnic minority languages with support from local government officials and local people. The article explains the unique experiences of both male and female migrants, at all stages of the migration process, and its impacts on gender relations. The experiences of respondents were analyzed through the geographic and economic backgrounds of migrants, the push and pull factors underlying their migrations, themigration mechanism chosenand the difficulties they experienced.

The research highlighted gender differences in participants’ labour migration journeys. For example, survey results indicated that migration had both positive and negative gender impacts, in which men benefited from more positive experiences while women suffered from more negative effects at community, family and personal levels.

Migration may have provided opportunities for women and men to increase their family income and expand their social networks. On the contrary, migration also created adverse impacts on gender relations within family units and accross the whole community.

Keywords: Labour migration; migration; ethnic minority; gender

 

 

 

 


[*] Học viện Phụ nữ Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-04-07
Chuyên mục
GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN