https://www.vjol.info.vn/index.php/vjfc/issue/feed Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm 2024-04-06T11:25:00+07:00 Trần Cao Sơn sontc@nifc.gov.vn Open Journal Systems <p><strong>Tạp chí của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia</strong></p> https://www.vjol.info.vn/index.php/vjfc/article/view/93781 Nghiên cứu tổng thể về sản xuất mẫu chuẩn imidacloprid trong cà chua 2024-04-06T10:31:01+07:00 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm tapchikntp.nifc@gmail.com <p>Kiểm soát dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong thực phẩm luôn là vấn đề được quan tâm. Vật liệu chuẩn được chứng nhận (CRM) hoặc vật liệu chuẩn (RM) được sử dụng trong phân tích dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật để xác nhận các phương pháp phân tích và đánh giá chất lượng của kết quả đo. Quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng CRM dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật imidacloprid trong cà chua đã được tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện. Sau khi so sánh hai quy trình sản xuất đông lạnh và đông khô, quy trình sản xuất đông khô được nhận thấy là ưu việt hơn. Quy trình mô tả đặc tính CRM tuân theo ISO 17034:2016. Nồng độ của imidacloprid trong CRM cà chua phù hợp với mức độ tối đa cho phép của imidacloprid theo Codex và quy định của Thông tư 50/2016/TT-BYT Bộ Y tế Việt Nam. Ở nhiệt độ bảo quản 4°C, CRM cà chua đông khô được ước tính là ổn định trong ít nhất 552 ngày, trong khi ở nhiệt độ -20°C, thời hạn sử dụng ước tính ít nhất là 704 ngày.</p> 2024-03-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm https://www.vjol.info.vn/index.php/vjfc/article/view/93782 Nghiên cứu và phát triển cảm biến điện hóa không gắn enzyme dựa trên điện cực ZnO/graphen xốp nhằm xác định xanthin 2024-04-06T10:42:35+07:00 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm tapchikntp.nifc@gmail.com <p>Trong nghiên cứu này, một cảm biến điện hóa không gắn enzyme sử dụng điện cực graphen xốp được biến tính với hạt nano ZnO (cảm biến ZnO/fPGE) đã được phát triển để xác định hàm lượng xanthin (XA). Cảm biến ZnO/fPGE được chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt và kỹ thuật ghi laze hồng ngoại CO<sub>2</sub>&nbsp;trên màng polyimide. Hình thái học, cấu trúc và tính chất của ZnO/fPGE được đặc trưng bằng các phương pháp đo phổ Raman, FE-SEM, và Von-Ampe. Cảm biến ZnO/fPGE đối với XA có khoảng hoạt động tuyến tính khá rộng (1 µM-100 µM), giới hạn phát hiện (LOD) thấp (0,29 µM), độ nhạy cao (7,05 µA.µM<sup>-1</sup>.cm<sup>-2</sup>) và khả năng kháng hiệu quả đối với các các chất gây nhiễu thông thường (như acid uric, acid ascorbic, dopamin, glucose và xanthin). Cảm biến ZnO/fPGE đã cung cấp môi trường điện thuận lợi để phát triển các cảm biến sinh học điện hóa hiệu suất cao nhằm xác định xanthin trong các sản phẩm thịt, cá.</p> 2024-03-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm https://www.vjol.info.vn/index.php/vjfc/article/view/93783 Nghiên cứu xử lý vỏ cà phê thành giá thể hữu cơ 2024-04-06T10:48:11+07:00 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm tapchikntp.nifc@gmail.com <p>Để xử lý vỏ cà phê thành giá thể hữu cơ, trong nghiên cứu này 03 chủng vi sinh vật hữu ích (có năng lực phân giải hợp chất hữu cơ, cố định nitơ, sinh IAA (Indole 3- acetic acid) từ nguồn vỏ cà phê đã được phân lập, tuyển chọn và định tên là&nbsp;<em>Bacillus thuringiensis</em>&nbsp;CF<sub>2</sub>,&nbsp;<em>Bacillus subtilis&nbsp;</em>CF<sub>4</sub>&nbsp;và 01 chủng nấm&nbsp;<em>Cladosporium tenuissimum</em>&nbsp;CF<sub>17</sub>. Các chủng đã được nghiên cứu lên men để tạo hỗn hợp sinh khối. Hai chủng CF<sub>2</sub>&nbsp;và CF<sub>4</sub>&nbsp;sau 20 giờ lên men sinh khối với OD<sub>600</sub>&nbsp;đạt 2,4 đến 2,5 và chủng CF<sub>17</sub>&nbsp;sau 7 ngày lên men thu 28,7 g/L sinh khối ướt. Hỗn hợp sinh khối của ba chủng với tỷ lệ thể tích 1:1:1 (v/v/v) được trộn với nguyên liệu vỏ cà phê khô với công thức phối trộn phù hợp là 500 mL dịch sinh khối với 20 kg vỏ cà phê khô và ủ trong 8 tuần. Chất lượng của giá thể từ chất thải vỏ cà phê được kiểm nghiệm cho thấy các chỉ tiêu đều đạt chất lượng của giá thể hữu cơ quy định tại TCVN&nbsp;7185 - 2002. Hiệu quả khi sử dụng giá thể này để trồng rau mầm cho kết quả rất tốt, trọng lượng rau mầm thu được khi gieo trên giá thể từ vỏ cà phê đạt 69,7 gam trong khi đạt 43,2 gam khi gieo trên giá thể thương mại ở cùng diện tích 30 cm<sup>2</sup>.</p> 2024-03-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm https://www.vjol.info.vn/index.php/vjfc/article/view/93784 Đánh giá khả năng phát hiện Bacillus cereus trong thực phẩm bằng môi trường thạch sinh màu Rapid’ B. cereus 2024-04-06T10:56:43+07:00 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm tapchikntp.nifc@gmail.com <p>Trọng tâm của nghiên cứu này là đánh giá khả năng phát hiện&nbsp;<em>Bacillus cereus&nbsp;</em>trong thực phẩm bằng môi trường thạch sinh màu RAPID’<em>B.cereus</em>&nbsp;(RBC) được so sánh với môi trường thạch chọn lọc tiêu chuẩn Mannitol Egg Yolk Polymyxin (MYP). Năm nhóm mẫu thực phẩm được lựa chọn để tiến hành đánh giá, bao gồm: sữa; ngũ cốc; bột và tinh bột; bánh mứt kẹo; rau củ quả (n = 164). Tỷ lệ nhiễm&nbsp;<em>Bacillus cereus</em>&nbsp;bằng môi trường RBC<em>&nbsp;</em>và MYP lần lượt là 75,61% (124/164), 70,12% (115/164). Trong đó có 46,09% mẫu không đạt so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định về giới hạn tối đa cho phép&nbsp;<em>Bacillus cereus</em>&nbsp;trong thực phẩm. Hiệu năng của môi trường thạch RBC và MYP được thử nghiệm với thông số hệ số phát triển (0,5 ≤ P<sub>R</sub>&nbsp;≤ 1,4) và hệ số chọn lọc (S<sub>F</sub><sup>&nbsp;</sup><span lang="NL-BE">³</span>&nbsp;2) đạt yêu cầu theo ISO 11133. Môi trường RBC có độ đúng tương đối (S<sub>D&nbsp;</sub>= 0,14) và độ chính xác (≤ 0,125). Với kết quả thu được, chúng tôi nhận định môi trường RBC phù hợp với ISO 7932:2004 và đề xuất sử dụng môi trường thạch RBC để thiết lập qui trình phân tích định lượng&nbsp;<em>Bacillus cereus</em>&nbsp;bằng kỹ đổ đĩa/trải bề mặt với nhiệt độ ủ 30 ± 1°C trong 24 ± 3 giờ. Bên cạnh đó, dữ liệu nghiên cứu góp phần cải tiến quy trình phân tích định lượng&nbsp;<em>Bacillus cereus</em>&nbsp;nhằm rút ngắn thời gian thử nghiệm, cung cấp kết quả một cách chính xác, từ đó góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.</p> 2024-03-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm https://www.vjol.info.vn/index.php/vjfc/article/view/93785 Thực trạng nhiễm vi khuẩn trong sản phẩm nước uống đóng bình tại tỉnh Đắk Lắk năm 2023 và một số yếu tố liên quan 2024-04-06T11:25:00+07:00 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm tapchikntp.nifc@gmail.com <p>Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành tại 65 cơ sở sản xuất sản phẩm nước uống đóng bình (NUĐB) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2023. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn (VK) trong sản phẩm NUĐB và phân tích một số yếu tố liên quan tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nghiên cứu thực hiện lấy mẫu sản phẩm NUĐB xét nghiệm 5 chỉ tiêu VK và đánh giá điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), thực hành của người trực tiếp sản xuất tìm yếu tố liên quan. Kết quả phát hiện có 64,4% (n = 65) mẫu sản phẩm NUĐB không đạt yêu cầu vi sinh vật (VSV) so với QCVN 6-1:2010/BYT. Trong đó sản phẩm NUĐB nhiễm chủ yếu VK&nbsp;<em>Pseudomonas aeruginosa</em>&nbsp;50,5% (33/65), Coliforms tổng số 50,5% (33/65), Clostridia 4,6% (3/65), không phát hiện mẫu nào nhiễm&nbsp;<em>Escherichia coli</em>&nbsp;và&nbsp;<em>Streptococci feacal</em>. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm VK trong sản phẩm NUĐB là thiết kế bố trí khu vực sản xuất, kết cấu nhà xưởng; phương tiện rửa và khử trùng tay, điều kiện vệ sinh vỏ bình, thực hành vệ sinh cá nhân, thực hành vệ sinh bình, thực hành hoàn thiện sản phẩm.</p> 2024-03-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm https://www.vjol.info.vn/index.php/vjfc/article/view/93786 Tạo nguyên liệu chứng dương ứng dụng trong thử nghiệm PCR phát hiện gen sinh độc tố thần kinh botulinum type A và B 2024-04-06T11:08:24+07:00 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm tapchikntp.nifc@gmail.com <p>Độc tố thần kinh botulinum (BoNT) được sinh ra bởi vi khuẩn&nbsp;<em>Clostridium botulinum</em>&nbsp;và một số chủng thuộc loài vi khuẩn&nbsp;<em>C. butyricum</em>&nbsp;và&nbsp;<em>C. baratii</em>&nbsp;hiện được coi là chất độc mạnh nhất mà loài người biết đến. Độc tố BoNT type A và type B là hai loại độc tố phổ biến nhất được biết đến gây ngộ độc cho con người, nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu tạo được nguyên liệu chứng dương bằng kỹ thuật nhân dòng và ứng dụng trong thử nghiệm PCR nhằm phát hiện gen sinh độc tố thần kinh botulinum type A và type B giúp chủ động trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị ngộ độc do BoNT gây ra. Nhóm nghiên cứu dựa trên trình tự đoạn gen tham khảo trong TCVN 11395:2016 và ngân hàng Genbank để thiết kế ra hai cặp mồi mới có cùng nhiệt độ bắt cặp, mỗi cặp mồi đặc trưng cho gen sinh độc tố thần kinh botulinum type A và type B. Trình tự toàn bộ đoạn gen đích sau khi biến nạp thành công vào các plasmid được sử dụng làm chứng dương cho phản ứng PCR. Bộ chứng dương được thiết lập bằng cách pha loãng theo cấp số 10 dải nồng độ từ 10<sup>8</sup>&nbsp;– 10<sup>1</sup>&nbsp;copies/µL với độ tinh sạch A260/280 đạt từ 1,6 ÷ 2,2. Trong phản ứng PCR sử dụng plasmid biến nạp thành công gen sinh độc tố botulinum type A và type B ứng dụng cho thấy có độ nhạy cao với giới hạn phát hiện ở 10<sup>2</sup>&nbsp;copies/µL, độ chính xác, độ đặc hiệu và độ nhạy đều đạt 100%.</p> 2024-03-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm https://www.vjol.info.vn/index.php/vjfc/article/view/93787 Đánh giá điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ tại một số cơ sở sản xuất kẹo Sìu Châu thuộc tỉnh Nam Định năm 2023 2024-04-06T11:13:04+07:00 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm tapchikntp.nifc@gmail.com <p>Ngộ độc thực phẩm truyền thống như bánh, kẹo, mứt…chế biến theo phương pháp thủ công ngày càng gia tăng. Trong số đó,&nbsp;thực trạng về điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất&nbsp;tại các&nbsp;cơ sở sản xuất kẹo Sìu Châu còn nhiều tồn tại và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.&nbsp;Nghiên&nbsp;cứu này tiến hành đánh giá điều kiện cơ sở, trang thiết bị vật chất đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) tại 50 cơ sở sản xuất kẹo Sìu Châu thuộc tỉnh Nam Định năm 2023. Kết quả nghiên cứu&nbsp;cho thấy các tiêu chí về địa điểm, môi trường đều đạt trên 70%, tuy nhiên chỉ 28% cơ sở được thiết kế theo nguyên tắc một chiều. Tiêu chí về nơi tập kết, xử lý rác thải ở ngoài khu vực sản xuất, không gây ô nhiễm sang khu vực sơ chế, chế biến đạt tỷ lệ cao với 96,0%. Trên 95% nguyên liệu, chất hỗ trợ chế biến, phụ gia thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng và được phép sử dụng. 94% cơ sở có đủ thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến thực phẩm và phù hợp theo quy định.&nbsp;80% cơ sở có nguyên liệu, thành phẩm được đóng gói và để trên giá, kệ chắc chắn, hợp vệ sinh. Đa số các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đều đảm bảo theo quy định, tuy nhiên vẫn còn một số tiêu chí đạt thấp, cần nâng cấp, bảo dưỡng các điều kiện về thiết kế nhà xưởng; điều kiện nhà vệ sinh, điều kiện con người, vệ sinh bao bì.</p> 2024-03-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm https://www.vjol.info.vn/index.php/vjfc/article/view/93788 Kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm của người sản xuất, chế biến thực phẩm chay trên địa bàn Hà Nội năm 2022-2023 2024-04-06T11:17:35+07:00 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm tapchikntp.nifc@gmail.com <p>Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang thực hiện phân tích trên 422 người chế biến thực phẩm chay tại một số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chay trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Kết quả cho thấy người chế biến đạt kiến thức chung về An toàn thực phẩm (ATTP) chiếm 24,5%, đạt kiến thức về cơ sở hạ tầng và vệ sinh chiếm 39,2%, đạt kiến thức về thiết bị dụng cụ chiếm 31,4%, đạt kiến thức về thực hành vệ sinh là 32,1%, đạt kiến thức về các quy định đối với người chế biến thực phẩm là 21,8%. Tỉ lệ người chế biến thực phẩm chay có bằng chứng được tập huấn kiến thức ATTP chỉ chiếm 31,1%. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chay.</p> 2024-03-31T00:00:00+07:00 Bản quyền (c) 2024 Tạp chí Kiểm nghiệm và An toàn thực phẩm