TÍNH TÍCH HỢP VỚI TÍNH PHÂN HÓA TRONG CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC STEM VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH

  • Dũng Lê
  • Lê Văn Năm
  • Nguyễn Thị Lan Anh
  • Nguyễn Lê Bảo Khuê
Từ khóa: Giáo dục STEM; chủ đề STEM; tích hợp; phân hóa; năng lực giải quyết vấn đề.

Tóm tắt

Việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) hiện nay nhằm đạt được hai mục tiêu quan trọng: Thứ nhất, trang bị cho học sinh (HS) khả năng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống; thứ  hai, xuất phát từ yêu cầu xã hội hoá giáo dục, phải thực hiện tốt các mục đích dạy học đối với tất cả mọi đối tượng HS, tức là phải đảm bảo mỗi cá thể HS đều được học tập nâng cao kiến thức và phát triển năng lực. Giáo dục STEM là một trong những giải pháp đáp ứng được các mục tiêu trên. Giáo dục STEM thể hiện tính tích hợp và tính phân hóa trong nội dung và tổ chức dạy học nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết, qua đó phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho mọi đối tượng người học. Nội dung bài báo này đi sâu khai thác tính tích hợp và tính phân hóa trong chủ đề giáo dục STEM với việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS thông qua chủ đề Phân bón hóa học trong chương trình hóa học 11 trung học phổ thông (THPT). 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-01-17
Chuyên mục
Bài viết