ẢNH HƯỞNG CỦA THAN SINH HỌC TỪ TRÀM ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RAU MUỐNG (Ipomoea aquatica Forsk)

  • Dũng Lê
  • Phạm Ngọc Thoa
  • Tăng Lê Hoài Ngân
  • Nguyễn Hữu Chiếm
Từ khóa: Biogas; phân bón hóa học; sinh khối; rau muống; than sinh học tràm.

Tóm tắt

Thí nghiệm ảnh hưởng của than sinh học từ tràm đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau muống (Ipomoea aquatica Forsk) trong điều kiện nhà lưới đã được tiến hành tại Trường Đại học Cần Thơ. Than sinh học tràm sau khi hấp phụ dinh dưỡng từ biogas đã được sử dụng như một dạng thay thế nguồn phân bón hóa học cho cây rau muống với liều lượng khác nhau. Cây rau muống được bón 25% phân bón hóa học kết hợp với than sinh học tràm được hấp phụ dinh dưỡng từ biogas đạt giá trị cao nhất về chiều cao cây (38,6 cm), số lá trung bình (10 lá), sinh khối tươi (16,23 g/chậu), sinh khối khô (1,21 g/chậu) khi so sánh với nghiệm thức bón phân hóa học. Ngoài ra, hàm lượng nitrat của rau ở (NT5) đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn quốc tế (FAO/WHO, 2002). Do đó, có thể kết luận rằng việc bổ sung than sinh học tràm cùng với phân bón hóa học là phương án khả thi để tăng năng suất cây trồng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-02-21
Chuyên mục
Bài viết