SỰ DỊCH CHUYỂN HỆ HÌNH TIỂU THUYẾT VIỆT NAM NHÌN TỪ ĐÊM NÚM SEN VÀ NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN CỦA TRẦN DẦN

  • Dũng Lê
  • Nguyễn Hoài An
Từ khóa: Tiểu thuyết Trần Dần; hệ hình tiểu thuyết; Đêm núm sen; Những ngã tư và những cột đèn.

Tóm tắt

Nghiên cứu Đêm núm sen (viết 1961, in 2017) và Những ngã tư và những cột đèn (viết 1966, in 2011) từ cái nhìn hệ hình là hướng đi cần thiết để nhận diện vị trí của hai tiểu thuyết trong sự dịch chuyển hệ hình tiểu thuyết Việt Nam. Bài viết sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích để chỉ ra biểu hiện của hệ hình tiểu thuyết hiện đại ở hai tác phẩm. Ngoài ra, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa - văn học nhằm bước đầu lý giải sự dịch chuyển hệ hình của hai tiểu thuyết từ điều kiện lịch sử, văn hóa đặc thù. Với cái nhìn hệ hình, có thể thấy, cả hai cuốn tiểu thuyết đều thay đổi quan niệm về thực tại và con người cũng như quan niệm về viết và lối viết. Có thể khẳng định, Trần Dần đã “vượt nhiều ngã tư đến sớm nửa thế kỷ” để là người thay đổi hệ hình sớm nhất và khẳng định rõ hơn tính chất nội tại của cuộc cách mạng hệ hình trong văn chương, ngay cả khi nó phải đối đầu với quá nhiều ngáng trở nghiệt ngã.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-14
Chuyên mục
Bài viết