SINH VẬT MANG VI BÀO TỬ TRÙNG ENTEROCYTOZOON HEPATOPENAEI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG Ở TÔM NUÔI NƯỚC LỢ

  • Dũng Lê
  • Lê Thị Mây
  • Trương Thị Mỹ Hạnh
  • Trương Thị Thành Vin
Từ khóa: Vi bào tử trùng EHP; vật mang; yếu tố ảnh hưởng.

Tóm tắt

Vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei - EHP) gây nên bệnh có liên quan đến sự tăng trưởng chậm ở tôm nuôi nước lợ. Bệnh được xác định là có thể lây truyền theo cả chiều dọc (từ bố mẹ sang con) và chiều ngang (từ cá thể này sang cá thể khác). Bài báo này tổng hợp các kết quả nghiên cứu được công bố trong và ngoài nước về các loài sinh vật mang EHP có khả năng lây truyền, gây bệnh cho tôm và một số yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh EHP. Kết quả đã xác định được 15 loài sinh vật mang EHP, bao gồm tôm (5 loài), động vật phù du (04 loài), cua, tép trứng, ruốc, ốc đinh, hàu và giun nhiều tơ (1 loài). EHP đã được ghi nhận có thể tồn tại trong môi trường nước, bùn đáy và phân tôm nơi không có tế bào vật chủ hay tế bào vật mang. Một số yếu tố có ảnh hưởng đến EHP đã được ghi nhận bao gồm mùa vụ nuôi, tuổi tôm, loài tôm và hội chứng đốm trắng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-01-07
Chuyên mục
Bài viết