Thực trạng và giải pháp cho chuỗi rau an toàn đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Cần Đước, Cần Giuộc, tỉnh Long An

  • Liêu Minh Thơ
  • Bùi Văn Miên
Từ khóa: rau an toàn, chuỗi rau an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm

Tóm tắt

Tiến hành khảo sát 30 nông hộ, 13 hợp tác xã (HTX); thu thập 270 mẫu đất, nước và rau để phân tích hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu. Nhằm đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn (RAT) và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm RAT trong các chuỗi RAT tại địa bàn 02 huyện Cần Đước, Cần Giuộc, tỉnh Long An. Kết quả 100% nông hộ đảm bảo tốt các điều kiện sản xuất RAT, tuy nhiên, còn 63% nông hộ chưa được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (ATTP), 30% nông hộ chưa đầu tư hệ thống tưới tiêu chủ động; 24% nông hộ chưa có đường giao thông thuận lợi cho vận chuyển RAT. Đối với HTX có 77% các HTX đảm bảo tốt các điều kiện sơ chế RAT, bên cạnh còn một số chỉ tiêu chưa đạt: 69% HTX chưa có quy trình kiểm soát đánh giá nội bộ; 46% HTX xây dựng nhà xưởng chưa bố trí theo nguyên tắc một chiều, 23% HTX chưa tham gia đầy đủ lớp tập huấn, xác nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Về hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cu, Zn) trong đất, nước có phát hiện nhưng nằm trong giới hạn cho phép. Về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong rau có 3,33% mẫu RAT nhiễm Chlopyrifos (56,42 mg/kg); 2,22% mẫu nhiễm Cypermethrin (29,28 mg/kg) và 01 mẫu nhiễm Carbofuran (1,06 mg/kg). Từ các kết quả khảo sát được nhóm nghiên cứu đưa ra 3 nhóm giải pháp nhằm đảm bảo chuỗi RAT đạt chất lượng và VSATTP trên địa bàn tỉnh Long An

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-03-31
Chuyên mục
Bài viết