Biền văn và dạng biền văn cận thể đặc biệt ở Nam Bộ

  • Triều Nguyên
Từ khóa: biền văn, tứ lục, niêm, cổ thể, cận thể, Nam Bộ

Tóm tắt

Biền văn có năm kiểu đặt câu: câu tứ tự, câu bát tự, câu song quan, câu cách cú và câu gối hạc. Vào đời Đường, một bộ phận của biền văn được quy định số lượng tiếng mỗi vế phải là 4-6 gọi là biền lệ; đời Tống, biền lệ được quy định thêm niêm, và đưa vào làm văn trong trường ốc, gọi rõ ra là tứ lục. Để phân biệt với biền văn trước đó (được gọi là cổ thể), người ta gọi biền lệ và tứ lục là cận thể. Một dạng tứ lục đặc biệt tìm thấy ở Nam Bộ, là tứ lục gieo vần vào vị trí niêm. Một số tác phẩm liên quan như “Sãi vãi” (Nguyễn Cư Trinh), “Kí bào đệ thơ” (Nguyễn Đình Chiểu), “Hịch Trương Định” (khuyết danh),…

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-03-31
Chuyên mục
Bài viết