Tạp chí Môi trường https://www.vjol.info.vn/index.php/vea <p><strong>Tạp chí của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và Môi trường</strong></p> vi-VN phamtuyenpv@yahoo.com (Phạm Đình Tuyên) thuhang8712hth@gmail.com (Bùi Thị Hằng) Wed, 03 Apr 2024 06:36:58 +0700 OJS 3.1.2.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Tổng quan hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường đối với tài nguyên nước và kiến nghị áp dụng cho Việt Nam https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93696 <p><strong><em>&nbsp; &nbsp;Hạch toán tài nguyên nước (TNN) là quá trình tổng hợp, tính toán, cân đối nguồn nước, xác định giá trị TNN trong các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh nguồn nước. Kết quả hạch toán TNN được sử dụng để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều hòa, phân phối và thực hiện các giải pháp quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích tại bàn, phân tích chính sách nhằm giới thiệu phương pháp, ý nghĩa hạch toán tích hợp kinh tế - môi trường đối với TNN, từ đó kiến nghị áp dụng cho Việt Nam.</em></strong></p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93696 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Nghiên cứu hiện trạng kim loại nặng tại một số cửa sông thuộc tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93697 <p><strong><em>&nbsp; &nbsp; Nhằm đánh giá hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng tại một số cửa sông thuộc tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng, nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp thu mẫu thực địa; phân tích hàm lượng kim loại nặng trong mẫu nước, trầm tích; phương pháp xử lý số liệu. Nghiên cứu đã tiến hành phân tích hàm lượng một số kim loại nặng (Pb, Cr, Cd) tại các cửa sông Hàn, sông Cu Đê (Đà Nẵng) và sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam) với tổng số 11 mẫu nước và trầm tích thu thập được. Hàm lượng các kim loại nặng được xác định thông qua hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS theo hướng dẫn của TCVN 6496-2009. Kết quả phân tích các mẫu trầm tích tại khu vực nghiên cứu cho thấy, hàm lượng kim loại nặng tại khu vực cửa sông Hàn, sông Cu Đê và sông Vu Gia - Thu Bồn khá thấp khi đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 43:2017/BTNMT Quy định về chất lượng trầm tích, do đó chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm tại các khu vực nghiên cứu. Đối với kết quả phân tích kim loại nặng trong mẫu nước cho thấy, hàm lượng Cd<sup>2+</sup>&nbsp;tương đối thấp ở tất cả các vùng cửa sông với giá trị đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2023/BTNMT, tuy nhiên hàm lượng Cr<sup>6+</sup>&nbsp;và Pb<sup>2+</sup>&nbsp;khi phân tích trong mẫu nước được phát hiện vượt giới hạn cho phép của QVCN 08:2023/BTNMT về chất lượng nước mặt ở một số địa điểm thu mẫu, đặc biệt là Cr<sup>6+</sup>&nbsp;khi ghi nhận vượt giới hạn cho phép tại 8/11 điểm thu mẫu trong nghiên cứu này. Qua đó có thể thấy những rủi ro về ô nhiễm kim loại Cr<sup>6+</sup>&nbsp;và Pb<sup>2+</sup>&nbsp;vẫn có nguy cơ tồn tại và cần có những cảnh báo sớm về nguy cơ ô nhiễm kim loại Crom và Chì tại các vùng cửa sông thuộc Đà Nẵng và Quảng Nam.</em></strong></p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93697 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Khảo sát khả năng hấp phụ ciprofloxacin trong nước bằng than sinh học có nguồn gốc từ rong biển được điều chế thông qua quá trình các-bon hóa thủy nhiệt và hoạt hóa ZnCl2 https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93708 <p>Ciprofloxacin (CIP) là một loại kháng sinh fluoroquinolone thế hệ thứ ba đã được phát hiện nhiều lần trong phân gia súc, đất và nước… Dư lượng CIP đi vào cơ thể con người thông chuỗi thức ăn và sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Do vậy, việc loại bỏ CIP khỏi nguồn nước luôn được xem là quan trọng và cấp thiết. Mục đích nghiên cứu nhằm tổng hợp than sinh học có nguồn gốc từ rong biển bằng phương pháp các-bon hóa thủy nhiệt kết hợp hoạt hóa hóa học ZnCl<sub>2</sub>&nbsp;(CHTN-ZnCl<sub>2</sub>) để hấp phụ loại bỏ CIP trong nước. Kết quả bề mặt than sinh học đã hoạt hóa xuất hiện đa dạng các nhóm chức bề mặt. Các thí nghiệm hấp phụ được tiến hành bằng cách sử dụng 2 mg CHTN-<sub>ZnCl2</sub>&nbsp;trong 40 mL dung dịch gốc chứa 6 nồng độ CIP (5–30 mg·L<sup>-1</sup>) trong ống ly tâm 50 mL. Thông qua các thí nghiệm đẳng nhiệt và động học hấp phụ, vật liệu cho khả năng loại bỏ CIP vượt trội (384,6 mg·g<sup>-1</sup>). Nhìn chung, tầm quan trọng của than sinh học từ rong biển đã chứng tỏ là chất hấp phụ mới và hiệu quả trong việc loại bỏ chất ô nhiễm.</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93708 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Nghiên cứu hiệu quả tiền xử lý bằng phương pháp xử lý thủy nhiệt với dung dịch kiềm loãng cho quá trình sản xuất Bioethanol từ mùn cưa gỗ cao su https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93709 <p>Nghiên cứu sản xuất bioethanol từ nguồn phụ phẩm mùn cưa gỗ cao su này mang lại một phương pháp sản xuất nhiên liệu xanh từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền, trữ lượng cao và đang bị lãng phí. Với mục tiêu cải thiện hiệu suất chuyển hóa bioethanol từ mùn cưa gỗ cao su, nghiên cứu này đã kết hợp tiền xử lý (TXL) bằng kiềm loãng và cao áp để giúp làm cao su dễ dàng hơn trong quá trình thuỷ phân và lên men với Saccharomyces cerevisiae. Trong nghiên cứu sử dụng phương pháp HPLC, UV-Vis để xác định thành phần và hàm lượng lignin, cellulose của nguyên liệu trước và sau TXL. Ngoài ra, nuôi cấy nấm men Saccharomyces cerevisiae trong môi trường Sabouraud dextrose Broth (SDB) để đạt mật độ tế bào cao trước khi sử dụng. Quá trình thủy phân và lên men đường đồng thời (SSF) được tiến hành với nhiệt độ, thời gian và điều kiện phù hợp để tối ưu hóa hiệu suất chuyển đổi cellulose, hemicellulose thành ethanol. Điều kiện TXL được tối ưu hóa cho mùn cưa bằng cách ngâm trong dung dịch NaOH 2% trong 24 giờ, sau đó tiếp tục TXL trong thiết bị cao áp với nhiệt độ 170°C (7,02 bar) trong 1 giờ. Kết quả cho thấy mùn cưa sau TXL có hàm lượng cellulose tăng từ 43,20% lên 66,63%, với hiệu suất TXL đạt 70,53%. Nguyên liệu đã qua TXL được chứng minh là thuận lợi cho quá trình lên men, với dung dịch thu được có hàm lượng bioethanol đạt 1,68%vol và hiệu suất chuyển hóa đạt 60,32% cho toàn quá trình.</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93709 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Những nội dung trọng tâm và các yêu cầu, nhiệm vụ chủ yếu để triển khai Luật Tài nguyên nước năm 2023 https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93703 <p>Luật Tài nguyên nước (TNN) năm 2023 quy định về quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng TNN; phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua vào kỳ họp thứ 6 ngày 27/11/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Bài viết đề cập đến những điểm mới, nội dung trọng tâm và các yêu cầu, nhiệm vụ, công việc chủ yếu cần tiến hành đối với Luật TNN năm 2023.</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93703 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Điểm mới của Luật Tài nguyên nước năm 2023: Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phục hồi “sông chết” https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93711 <p>Sông chết là khái niệm để chỉ các dòng sông bị ô nhiễm nặng, không có khả năng tự làm sạch, ảnh hưởng lớn đến đời sống của cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội thuộc lưu vực sông. Hiện nay, ba lưu vực sông có tình trạng môi trường nước ô nhiễm nặng gồm: Sông Cầu, hệ thống sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai, nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm kịp thời thì trong tương lai, nguồn nước các con sông này không thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93711 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Mã thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93702 <p>&nbsp;Lưu vực sông (LVS) Mã là một trong số các LVS lớn của Việt Nam, tổng diện tích toàn lưu vực khoảng 28.400 km<sup>2</sup>, trong đó phần diện tích thuộc lãnh thổ Việt Nam là 17.653 km<sup>2</sup>, nằm trên địa giới hành chính của 5 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa và Nghệ An. Tổng lượng nước mặt trung bình của LVS Mã khoảng 19,73 tỷ m<sup>3</sup>, trong đó phần sản sinh tại Việt Nam khoảng 14,86 tỷ m<sup>3</sup>&nbsp;(chiếm 75% tổng lượng nước toàn lưu vực) và tại Lào khoảng 4,87 tỷ m<sup>3</sup> (chiếm 25% lượng nước toàn lưu vực). Tiềm năng nguồn nước LVS Mã ở mức trung bình so với các LVS lớn trên toàn quốc và phân phối không đều theo không gian, thời gian. Những năm gần đây với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trên lưu vực rất nhanh chóng đặc biệt là khu vực hạ lưu và cửa sông đã tạo nên những áp lực lớn đối với an ninh nguồn nước và môi trường. Mặt khác, tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và việc khai thác, sử dụng nước giữa thượng lưu và hạ lưu chưa có sự thống nhất dẫn đến diễn biến tài nguyên nước càng trở nên phức tạp và đang phải đối mặt với các thách thức.</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93702 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Những điểm mới và một số kiến nghị, đề xuất nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai năm 2024 https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93701 <p>Ngày 18/1/2024, tại kỳ họp bất thường lần 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025, điều này có ý nghĩa chính trị to lớn, thể hiện sự thống nhất về quan điểm, định hướng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ trong việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đây cũng là thành quả của quá trình phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, từ sớm, từ xa, với nỗ lực và quyết tâm rất cao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; huy động mọi nguồn lực với tinh thần thực sự cầu thị, lắng nghe, dân chủ; tranh thủ tối đa trí tuệ, đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp (DN), cử tri và nhân dân cả nước. Luật Đất đai năm 2024 ghi nhận nhiều điểm mới nổi bật, được kỳ vọng sẽ làm tăng tính thị trường, góp phần hài hòa lợi ích và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93701 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Thi hành các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Luật Đất đai năm 2024 https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93700 <p>Luật Đất đai 2024 đã quy định một số nội dung mới đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, để triển khai thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì việc cụ thể hóa một số quy định pháp luật cũng như có các giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả là rất cần thiết.</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93700 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất và Thoả thuận toàn cầu về nhựa: Tầm quan trọng của lực lượng phi chính thức ở Việt Nam https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93704 <p>Tăng trưởng kinh tế thường gắn liền với gia tăng chất thải, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển - nơi các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào sử dụng tài nguyên và lao động. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ gia tăng kinh tế nhanh trong vòng hơn hai thập kỷ qua, đồng thời lượng chất thải phát sinh cũng gia tăng, lượng chất thải rắn đô thị được thu gom và chôn lấp khoảng 4,4 triệu tấn thì đến năm 2020, con số này đã tăng lên 11,9 triệu tấn.&nbsp;Để vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là giảm lượng chất thải rắn ra môi trường thông qua các giải pháp chính sách mới, Luật BVMT năm 2020 đã bổ sung thêm các quy định mới về kinh tế tuần hoàn (Điều 142) và trách nhiệm tái chế, thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (Từ Điều 54 - 55) hay còn gọi là trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR). EPR là vấn đề mới và khi thực hiện EPR có thể có những ảnh hưởng đến việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải ở Việt Nam. Thực tế hiện nay, hệ thống thu gom, vận chuyển và tái chế ở Việt Nam được thực hiện một phần bởi khối phi chính thức hay những người lao động tự do, cơ sở quy mô nhỏ trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Vì vậy, khi triển khai thực hiện cơ chế EPR sẽ có những tác động đến sự tham gia của lực lượng phi chính thức.</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93704 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Định giá giá trị của nước ngọt và hệ sinh thái nước ngọt https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93707 <p>&nbsp;Nước là nguồn tài nguyên quý giá và được khai thác nhiều nhất trên thế giới, tuy nhiên, nguồn tài nguyên này luôn bị đánh giá thấp. Hiện nay, trên thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước lan rộng và ngày càng trầm trọng. Hàng tỷ người vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh, tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng, rủi ro về nước đối với nông nghiệp và công nghiệp đang leo thang và nhân loại đang mất đi các loài, hệ sinh thái nước ngọt ở mức báo động. Dân số, nền kinh tế và đô thị hóa ngày càng tăng đang gây thêm áp lực lên nguồn cung cấp nước và hệ sinh thái nước ngọt.</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93707 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Thiết lập hiệp ước toàn cầu để bảo tồn các đại dương trên thế giới https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93706 <p>Đại dương toàn cầu - các vùng biển trên Trái đất, bao gồm Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và các đại dương phía Nam - cung cấp hơn một nửa lượng oxy mà chúng ta hít thở, đồng thời cung cấp lương thực và sinh kế cho hàng tỷ người trên toàn thế giới.&nbsp;Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài hoang dã kỳ diệu, từ sinh vật phù du nhỏ bé đến sinh vật lớn nhất từng tồn tại - cá voi xanh. Sự đa dạng đặc biệt của cuộc sống ở đại dương và những dịch vụ mà chúng cung cấp cho con người đã mang lại những giá trị to lớn.&nbsp;</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93706 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp xanh tại Việt Nam https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93705 <p>Nông nghiệp xanh (NNX)&nbsp;hiện được xem là hướng tiếp cận, là phương pháp mới trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm cân nhắc giữa sự phát triển sản xuất nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững (PTBV). NNX tập trung vào sử dụng các phương pháp canh tác thông minh, phân bón hữu cơ, giảm sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, áp dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, đặc biệt là sử dụng công nghệ số để quản lý. Mục tiêu của NNX là tạo ra năng suất cao và bền vững, giảm tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng đời sống của người nông dân. Sản xuất NNX dựa trên tiền đề tôn trọng tự nhiên, với mục tiêu phối hợp giữa lợi ích về kinh tế - xã hội và sinh thái, đồng thời, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để tích cực tham gia vào quá trình phát triển, nhân giống. Thúc đẩy sản xuất xanh trong nông nghiệp mở ra cơ hội lớn, vừa góp phần nâng cao năng suất, vừa BVMT, nhưng cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển NNX của một số quốc gia trên thế giới, từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển NNX tại Việt Nam trong thời gian tới.</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93705 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Tiềm năng áp dụng công nghệ tiên tiến xử lý kết hợp tuần hoàn và tái sử dụng nước thải công nghiệp hiện nay https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93698 <p>&nbsp; &nbsp;Trong ngành công nghiệp, nước không chỉ là một nguồn tài nguyên quan trọng mà còn đóng vai trò không thể thiếu trong mọi khía cạnh của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng về sản xuất công nghiệp, lượng nước thải phát sinh sau quá trình sản xuất cũng tăng lên đáng kể. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với việc xử lý nước thải công nghiệp, đặc biệt là khi mỗi ngành công nghiệp có các yêu cầu về tính chất và thành phần nước thải đặc biệt riêng. Đặc điểm đa dạng và phức tạp của các ngành công nghiệp, cùng với sự biến đổi liên tục của quy trình sản xuất và công nghệ, làm cho việc tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải công nghiệp trở nên khó khăn và cấp bách hơn bao giờ hết. Để đáp ứng được nhu cầu này, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực để phát triển, áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, hiệu quả nhất, đồng thời cũng cần theo dõi, điều chỉnh quy trình theo sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93698 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700 Giám sát đa dạng sinh học thông qua bẫy ảnh tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93710 <p>Vườn quốc gia (VQG) Vũ Quang được biết đến là một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam, trong đó có nhiều loài nguy cấp quý hiếm cần được ưu tiên bảo tồn. Khu hệ động vật ghi nhận có 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 58 loài bò sát, 31 loài lưỡng cư, 88 loài cá xương, 316 loài bướm, 73 loài kiến và 28 loài nhện. Trong đó, có 46 loài thú, 21 loài chim, 20 loài bò sát, 2 loài lưỡng cư và 1 loài cá xương nằm trong Danh lục IUCN (2017) và Sách Đỏ Việt Nam (SĐVN, 2007) cần được ưu tiên bảo tồn. VQG Vũ Quang được thế giới biết đến là nơi phát hiện ra 2 loài thú mới gây chấn động giới bảo tồn quốc tế, đó là loài sao la (hay còn gọi là kỳ lân châu Á) và loài mang lớn (hay còn gọi là mang Vũ Quang) vào đầu những năm thập niên 90.</p> Bản quyền (c) https://www.vjol.info.vn/index.php/vea/article/view/93710 Tue, 02 Apr 2024 00:00:00 +0700