Phát triển kinh tế tuần hoàn nhìn từ cuộc “Cách mạng tái chế” rác thải ở Thụy Điển và một số đề xuất cho Việt Nam

  • Lê Thị Phương
  • Nguyễn Thị Thu Hương
Từ khóa: Kinh tế tuần hoàn

Tóm tắt

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là mô hình kinh tế phát triển tất yếu trong tiến trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững (PTBV) trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam, nhằm đạt 3 mục tiêu: (i) Giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên; (ii) Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; (iii) Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế gắn với BVMT. Ngoài ra, nền KTTH còn mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sự biến động giá và rủi ro đến từ nhà cung cấp, gia tăng tính đổi mới sáng tạo bằng việc thay thế các sản phẩm. Theo dự báo của Cơ quan phát triển Liên hợp quốc, đến năm 2030, lợi ích của nền KTTH có thể đem lại 4,5 nghìn tỷ USD và hỗ trợ 10/17 chỉ tiêu về PTBV. Từ những lý do trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã quyết tâm thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang mô hình KTTH. Bài viết khái quát quá trình phát triển KTTH nhìn từ cuộc “Cách mạng tái chế” rác thải ở Thụy Điển, từ đó rút ra kinh nghiệm trong thực hiện mô hình này tại Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-04