Đánh giá tác động phân bổ chi phí quản lý vận hành tối ưu đến hiệu quả quản lý tưới vùng đồng bằng sông Hồng

  • Đinh Văn Đạo
  • Trần Văn Đạt
  • Đoàn Thế Lợi
  • Nguyễn Tùng Phong
  • Tôn Nữ Hải Âu
Từ khóa: chính sách

Tóm tắt

Đổi mới chính sách quản lý tưới nhằm giảm dần sức ép tài chính của nhà nước, nâng cao vai trò tự chủ, cải thiện hiệu quả quản lý tưới và chất lượng cung cấp dịch vụ tưới hiện nay mới chỉ dựa trên các chỉ số hiệu quả kỹ thuật có sẵn nên chưa phát huy hết tác động của nó. Nghiên cứu này sẽ đánh giá hiệu quả quản lý vận hành hệ thống thủy lợi dựa trên yếu tố chi phí quản lý vận hành của 8 trên 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng bằng sử dụng mô hình màng bao dữ liệu (DEA) theo hướng chú trọng đầu vào với các giả thiết hiệu quả không đổi (CRS) và thay đổi (VRS) theo quy mô. Các dữ liệu của yếu tố đầu vào là 8 nhóm chi phí quản lý vận hành, duy tu công trình và đầu ra là diện tích quy đổi sang tưới lúa ba năm 2014-2016. Các kết quả nghiên cứu đã xác định chỉ số hiệu quả tối ưu của vùng theo mô hình CRS và VRS lần lượt là 0,86 và 0,98 và mức độ sử dụng lãng phí nguồn lực chi phí tài chính chung còn cao, lần lượt 14% và 2%. Dựa vào kết quả tính toán lượng dư thừa chi phí đầu vào theo hai giải thiết CRS và VRS, nghiên cứu xác định được hiệu quả và cơ cấu chi phí đầu vào hiệu quả tối ưu trong đó tỷ lệ chi phí nhân công chiếm cao nhất lần lượt là 48,97 và 47,70. Áp dụng cơ cấu chi phí đầu vào hiệu quả tối ưu sẽ tác động nâng cao đáng kể hiệu quả quản lý vận hành công trình thủy lợi theo đơn vị chi phí lần lượt là 149,15% và 105,08%. Đây là cơ sở tin cậy đề xuất chính sách hỗ trợ thủy lợi phí và khuyến khích hợp tác công tư trong quản lý tưới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-17
Chuyên mục
Bài viết