Thực trạng chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

  • Hà Thị Xuyến
  • Phan Mạnh Hùng
  • Phạm Vũ Phương Trang
  • Nguyễn Công Toại
  • Phạm Thị Thu Ngân
Từ khóa: Chất lượng nước, hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, amoni, oxy hòa tan (DO)

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp là (i) thống kê để đánh giá thông qua các chỉ tiêu chất lượng nước riêng lẻ và được so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột A1, B1) và (ii) chỉ số chất lượng nước WQI so sánh bảng thang màu tại Quyết định 1460/QĐ-TCMT ngày 12/11/2019. Phạm vi nghiên cứu chất lượng nước (CLN) mặt trong hệ thống thủy lợi (HTTL) Dầu Tiếng tại 24 vị trí quan trắc thuộc phân bố đều trong hệ thống (công trình đầu mối, kênh tưới, kênh tiêu, khu đẩy mặn) với 07 đợt thu mẫu vào mùa khô tới đầu mùa mưa cho 12 chỉ tiêu quan trắc (Độ mặn, pH, DO, TSS, BOD5, COD, PO43-, NH4+, NO2-, NO3-, FeTS và Coliform). Kết quả nghiên cứu đã đưa ra được thực trạng, diễn biến CLN trong HTTL có sự biến động rõ theo không gian và thời gian như: khu vực đầu mối, kênh chính CLN tốt ngoại trừ một vài vị trí vào một số thời điểm trong năm; khu vực hạ lưu (kênh nhánh, kênh tiêu, khu đẩy mặn) CLN xấu hơn, có dấu hiệu bị ô nhiễm dinh dưỡng, hữu cơ thông qua một số chỉ tiêu amoni, nitrit, BOD5, coliform. Từ đó đã đưa ra được các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước góp phần cho phát triển nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt nhằm bảo vệ bền vững, ổn định tài nguyên nước mặt trong HTTL

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-25
Chuyên mục
Bài viết