Bảo đảm an ninh nguồn nước tại đồng bằng sông hồng, đồng bằng sông Cửu Long

  • Nguyễn Tùng Phong
  • Lê Hùng Nam
  • Phạm Quốc Hưng
  • Nguyễn Văn Thành
  • Nguyễn Hải Nam
Từ khóa: Quản lý nguồn nước; cấp nước; môi trường nước; kinh tế nước; phòng, chống thiên tai; phát triển bền vững

Tóm tắt

Nhận định an ninh nguồn nước sẽ tác động sâu sắc đến sự nghiệp phát triển bền vững đất nước, năm 2020 Quốc hội khóa XIV triển khai hoạt động giám sát an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt và quản lý an toàn hồ, đập. Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 đưa ra quan điểm về bảo đảm an ninh nguồn nước nước ta, đặt mục tiêu đến năm 2030, đến năm 2045 và đề ra các nhóm giải pháp triển khai. Kết quả nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, trong nước, với đặc thù nằm tại vị trí cuối nguồn các lưu vực sông lớn liên quốc gia, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng sẽ chịu tác động bất lợi vô cùng lớn từ biến đổi khí hậu, từ hoạt động khai thác sử dụng nước tại phần lưu vực thượng nguồn, cũng như sức ép từ hoạt động phát triển kinh tế-xã hội trong nước. Căn cứ định hướng chung của Trung ương đảng, Kết luận số 36-KL/TW, bài viết đã đánh giá điều kiện đặc thù vùng, thách thức về nguồn nước để đưa ra các giải pháp trọng tâm nhằm mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội bền vững tại Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-03-25
Chuyên mục
Bài viết