Đánh giá tính dễ bị tổn thương vùng biển Cà Mau làm cơ sở cho việc xác định giải pháp công trình bảo vệ bờ thuận tự nhiên

  • Mai Trọng Luân
  • Trần Đăng Trung
Từ khóa: biến đổi khí hậu, đới bờ biển

Tóm tắt

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu tới đới bờ biển Việt Nam, điều này được thể hiện ngoài thực tế thông qua sự gia tăng các tác động tiêu cực tới vùng ven bờ như hiện tượng nước biển dâng, ngập lụt ven biển, sạt lở bờ biển, gia tăng cường độ, tần suất mưa bão. Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã xây dựng các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hâu. Tuy nhiên, công tác này chỉ tập chung đánh giá chi tiết mức độ gia tăng về giá trị các tham số vật lý mà chưa phân tích qua lại cũng như khả năng thích ứng của vùng bờ đối với biến đổi khí hâu. Vì vậy, để có một góc nhìn tương tác giữa quá trình biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của vùng bờ, vào cuối thế kỉ XX các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra những mô hình đánh giá mức độ tổn thương và khả năng thích ứng của vùng bờ đối với biển đổi khí hậu thông qua chỉ số tổn thương bờ biển (CVI – Coastal Vulnerability Index). Chỉ số này đã được các nước tiên tiến trên thế giới (như Mỹ, Pháp, Canada…) áp dụng và đánh giá cho từng vùng bờ cụ thể dựa trên ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các điều kiện đặc trưng về tự nhiên, xã hội. Bài báo này kế thừa các kết quả nghiên cứu trên thế giới, đồng thời tiến hành phân tích lựa chọn các tham số và xây dựng thang chỉ số phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm đánh giá mức độ tổn thương cũng như khả năng thích ứng của đới bờ biển Cà Mau đối với biến đổi khí hậu. Việc đánh giá này được thực hiện một cách tổng thể trên toàn dải ven biển tỉnh Cà Mau, xem xét chi tiết cả ba nhóm chính bao gồm 1) đặc điểm tự nhiên như địa chất, địa hình, đặc điểm thủy thạch động lực, 2) đặc điểm phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng và  3) đặc điểm hiện trạng đa dạng sinh học ven bờ

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-25
Chuyên mục
Bài viết