Thí nghiệm về trao đổi trầm tích lơ lửng qua các đê giảm sóng kết cấu rỗng ở đồng bằng sông Cửu Long

  • Nguyễn Nguyệt Minh
  • Đỗ Văn Dương
  • Lê Duy Tú
  • Trần Thùy Linh
  • Nguyễn Công Thành
Từ khóa: Đê giảm sóng kết cấu xốp rỗng, đê giảm sóng thân rỗng đục lỗ hai mặt, trao đổi trầm tích lơ lửng, thí nghiệm vật lý, máng sóng, đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt

Bài báo này đánh giá khả năng trao đổi trầm tích lơ lửng của các công trình đê giảm sóng kết cấu rỗng đã được áp dụng ở vùng bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long. Ba kết cấu được đánh giá, bao gồm kết cấu xốp rỗng (Đê cọc ly tâm đổ đá hộc, CMD), đê giảm sóng thân rỗng đục lỗ hai mặt (TC1, DRT/VTC), và đê giảm sóng tường mái nghiêng hở chân (CWB45). Trong nghiên cứu này, mô hình FLOW3D được áp dụng để phân tích cấu trúc dòng chảy theo phương thẳng đứng ở vị trí phía trước và sau các dạng kết cấu. Mô hình vật lý trong các thí nghiệm máng sóng được sử dụng để đánh giá tác động của kết cấu đối với sự trao đổi trầm tích. Kết quả cho thấy, các kết cấu xốp rỗng, đê giảm sóng thân rỗng, tường nghiêng hở chân có khả năng trao đổi môi trường tốt. Đê giảm sóng thân rỗng đục lỗ (TC1 & DTR/VTC) có lợi thế khác biệt trong việc tích tụ trầm tích mịn phía sau công trình. Vì vậy, các loại đê giảm sóng kết cấu rỗng có khả năng trao đổi trầm tích mịn được khuyến khích áp dụng nhằm hỗ trợ bùn cát hạt mịn tích tụ phía sau đê giảm sóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi rừng ngập mặn, tăng cường đa dạng sinh học và cải thiện hệ sinh thái ven biển

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-02-28
Chuyên mục
Bài viết